Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự báo thế giới 2023: Cơ hội vàng cho Ấn Độ

Phân tích

29/11/2022 15:28

Khi hội nghị thượng đỉnh thường niên của G20 kết thúc vào tuần trước tại Bali, Ấn Độ đã tiếp quản chức chủ tịch của nhóm từ Indonesia. Cơ hội lãnh đạo này đến vào một thời điểm không thể tốt hơn cho New Delhi.
news

Vào tháng 9, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, thay thế Vương quốc Anh, từng là đế quốc cai trị Ấn Độ. Được Quỹ Tiền tệ Quốc tế mô tả là một "điểm sáng" trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nền kinh tế Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm tài chính 2022, chỉ đứng sau Saudi Arabia và nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế G7.

Chức Chủ tịch G20 mang đến cho Ấn Độ cơ hội định hình chương trình nghị sự hợp tác toàn cầu khi thế giới thoát ra khỏi bóng tối của đại dịch COVID-19. 

Tầm quan trọng của nhóm được phản ánh bởi sức mạnh kinh tế: Các quốc gia thành viên chiếm hơn 80% GDP toàn cầu, 75% thương mại toàn cầu và 60% dân số thế giới. New Delhi háo hức coi nhiệm kỳ chủ tịch này là cơ hội để nhấn mạnh vị thế mới nổi của mình với tư cách là một "cường quốc hàng đầu", như Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã mô tả.

Chủ đề mà Ấn Độ chọn cho nhiệm kỳ chủ tịch của mình là "vasudhaiva kutumbakam", một cụm từ tiếng Phạn có nghĩa là "Thế giới là một gia đình". Khi công bố biểu tượng G20 cho năm 2023 - một bông sen, giống như logo của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền của Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lưu ý rằng thế giới hiện đang trải qua xung đột, những hậu quả của "đại dịch nghìn năm có một," và sự bất ổn về kinh tế. 

Để dẫn dắt nỗ lực vượt qua những thách thức này, Ấn Độ sẽ dựa vào kinh nghiệm đóng góp cho lợi ích toàn cầu thông qua chính sách ngoại giao vaccine và giám sát tăng trưởng kinh tế tốt hơn mong đợi - tất cả diễn ra đồng thời với nỗ lực thúc đẩy thương hiệu chủ nghĩa đa phương kiểu mới của Ấn Độ.

Kể từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, tích cực tham gia các diễn đàn về các vấn đề bao gồm không phổ biến vũ khí hạt nhân, quy tắc thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu và can thiệp nhân đạo. 

Trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình, Ấn Độ có kế hoạch tổ chức 200 cuộc họp khác nhau của G20 tại các thành phố trên khắp đất nước, làm cho các bang của Ấn Độ trở thành những bên liên quan trong sự can dự toàn cầu của New Delhi. Các cuộc họp này sẽ đánh dấu một số hoạt động ngoại giao quan trọng nhất mà Ấn Độ từng thực hiện; chúng cũng tuân theo xu hướng gần đây là Ấn Độ tổ chức các cuộc họp cấp cao bên ngoài thủ đô.

Ấn Độ mong muốn giải quyết những gì họ coi là vấn đề cấp bách của thế giới thông qua vai trò lãnh đạo của mình, bao gồm biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. 

Trong lịch sử, New Delhi từng đại diện cho khu vực Nam Bán cầu nêu bật những mối lo ngại này tại các diễn đàn đa phương, và chắc chắn nước này sẽ tận dụng vai trò chủ tịch của mình để làm điều tương tự tại các cuộc họp cấp cao của G20. 

Trong năm lãnh đạo của mình, Ấn Độ dự kiến sẽ nêu bật các vấn đề quan trọng đối với các nền kinh tế mới nổi: cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số, tinh thần kinh doanh và đổi mới, các quy tắc về khí hậu và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp lý. 

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thách thức - chủ yếu là căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc lớn trong G20 và cuộc khủng hoảng tín nhiệm mà các thể chế đa phương đang phải đối mặt.

Nhiệm vụ theo đuổi sự đồng thuận toàn cầu của Ấn Độ sẽ là một nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, khi mà thế giới dường như đang ở một điểm uốn. Nga ngày càng bị cô lập hơn sau cuộc xâm lược UkrainA, vốn kích động sự lên án mạnh mẽ từ Mỹ và phương Tây. 

Mức độ phân cực trong G20 thể hiện rõ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định không tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Bali, để Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thay thế. Các nhà lãnh đạo G20 vẫn quyết định bỏ qua hành động chụp ảnh nhóm truyền thống.

Sự cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng vẫn tiếp diễn, và việc đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại New Delhi vào năm tới là một thách thức riêng đối với giới lãnh đạo Ấn Độ. Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng băng kể từ cuộc đụng độ quân sự chết người vào tháng 6/2020 trên đường biên giới chung của họ ở dãy Himalaya và căng thẳng hiện không có nhiều dấu hiệu được xoa dịu. 

Kể từ đó, Modi và Tập Cận Bình gần như tránh liên lạc trực tiếp, bất chấp những trao đổi vui vẻ tại Hội nghị thượng đỉnh Bali, và các quan chức Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng bình thường hóa quan hệ là chìa khóa giải quyết bế tắc.

Dự báo thế giới 2023: Cơ hội vàng cho Ấn Độ - Ảnh 3.

Quan hệ Trung - Ấn vẫn còn nhiều bất hòa kể từ cuộc đụng độ quân sự chết người vào tháng 6/2020 trên đường biên giới chung của họ ở dãy Himalaya.

Ấn Độ nhấn mạnh học thuyết về quyền tự chủ chiến lược trong cách tiếp cận ngoại giao của mình, theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích hơn là liên kết với bất kỳ cường quốc lớn nào. Do đó, họ sẽ thoải mái tập hợp các nhà lãnh đạo G20 tại một hội nghị thượng đỉnh ở New Delhi vào năm tới - và đạt được những kết quả đáng khích lệ, phù hợp với lợi ích toàn cầu. 

Nhận xét cho rằng "thời đại ngày nay không phải là thời đại chiến tranh" của Modi trong cuộc gặp với Putin vào tháng 9/2022 đã gây được tiếng vang với các nhà lãnh đạo G20 còn lại, mở đường cho thông cáo cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Bali. Điều này tạo tiền đề cho Ấn Độ đóng vai trò là cầu nối giữa các bên đối kháng thông qua ngoại giao và đối thoại.

Chương trình nghị sự của Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tín nhiệm ngày càng trầm trọng mà các thể chế đa phương phải đối mặt. Nhiều thể chế đa phương do Liên hợp quốc lãnh đạo không còn phản ánh những thực tế địa chính trị đã thay đổi, thể hiện qua việc các thể chế này không tạo được sự đồng thuận giữa các cường quốc lớn và ngăn ngừa xung đột. 

Điều này đã mở đường cho các nhóm khác lấp đầy khoảng trống; và Ấn Độ cũng tham gia một vài thể chế trong số đó, chẳng hạn như Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ tứ). G20 cũng không phải là miễn nhiễm với những lời chỉ trích, trong đó Tập Cận Bình từng gọi nó là một "nơi bàn chuyện làm ăn". 

Một số nhà phân tích đã tập trung vào sự thất bại của cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận, theo đó các quan điểm về thương mại và biến đổi khí hậu thường bị "chết yểu".

Các xu hướng kinh tế vĩ mô ngày càng tồi tệ - thất nghiệp gia tăng, chi phí sinh hoạt tăng, các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng - đã làm trầm trọng thêm những thách thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ. Khi các quốc gia hướng nội để giải quyết các vấn đề trong nước, triển vọng hợp tác quốc tế trở nên mờ mịt hơn. 

Theo quan điểm của Ấn Độ, cuộc khủng hoảng chủ nghĩa đa phương trở nên tồi tệ hơn do thiếu sự đại diện rộng rãi hơn của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong các thể chế đa phương. New Delhi đã ủng hộ một chủ nghĩa đa phương kiểu mới để các tổ chức quốc tế có trách nhiệm hơn và có tính bao trùm hơn.

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement