Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự án 'siêu cảng' 3,6 tỷ USD ở Peru vướng vòng pháp lý

Kinh tế thế giới

03/06/2024 08:55

Trung tâm hậu cần chưa từng có ở Mỹ Latin được tài trợ bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh đang vướng vào cuộc chiến pháp lý.

'Thượng Hải của Nam Mỹ'

Khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD đầy tham vọng của Trung Quốc vào siêu cảng ở Peru nhằm mở đường vận chuyển các khoáng sản quan trọng và các mặt hàng chiến lược khác của Nam Mỹ tới châu Á có thể bị hủy bỏ trước khi được khánh thành, dự kiến vào tháng 11/2024, do vướng vào cuộc chiến pháp lý về việc trao hợp đồng độc quyền điều hành cho một công ty con của Cosco Shipping do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Theo SCMP, kế hoạch xây dựng bắt đầu vào năm 2019, siêu cảng này được hình dung là siêu cảng đầu tiên ở Mỹ Latin - một trung tâm hậu cần quy mô lớn ven Thái Bình Dương giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa.

Cảng này sẽ không chỉ phục vụ Peru mà còn trở thành điểm kết nối chính cho hàng hóa từ Ecuador, Chile, Colombia và Brazil đến Trung Quốc. Trong năm ngoái, năm quốc gia Nam Mỹ đã xuất khẩu khoảng 135 tỷ USD sang nền kinh tế khổng lồ châu Á này.

Cảng này sẽ trở thành trung tâm vận chuyển các mặt hàng quan trọng như lithium cũng như đậu nành, ngô, dầu, sắt và bê tông. Và nó sẽ là cửa ngõ để nhập khẩu hàng hóa sản xuất của Trung Quốc vào Nam Mỹ.

Liang Yu - Đại sứ Trung Quốc tại Peru, đã nói trong một số cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương rằng thành phố Chancay có tiềm năng trở thành "Thượng Hải của Nam Mỹ". Một số nhà phân tích cho biết những dự đoán này là có cơ sở.

Rubén Tang đến từ Đại học Công giáo Giáo hoàng Peru và là cựu cố vấn pháp lý APEC tại Bộ Thương mại và Du lịch Peru, cho biết nước này hy vọng trở thành "một siêu cường thương mại".

Tang cho biết thêm, dự án sẽ thúc đẩy xuất khẩu, mở ra các cơ hội kinh tế mới và giúp đáp ứng nhu cầu cảng ngày càng tăng bằng cách giảm chi phí hậu cần tại thị trường Peru và trên toàn cầu.

Dự án 'siêu cảng' 3,6 tỷ USD ở Peru vướng vòng pháp lý- Ảnh 1.

Cảng nước sâu Chancay, cách thủ đô Lima của Peru 72 km, đang được tài trợ thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc với chi phí 3,6 tỷ USD. Ảnh: AP

'Không thể coi cảng ở Chancay là cảng công cộng'

Tuy nhiên, tranh cãi đã làm đình trệ dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ mà Bắc Kinh coi là then chốt để thúc đẩy thương mại với Nam Mỹ.

Bắc Kinh đồng ý tài trợ cho việc xây dựng cảng với điều kiện rằng Cosco Shipping Ports - một công ty con niêm yết tại Hồng Kông thuộc tập đoàn nhà nước cùng tên của Trung Quốc, sẽ được cấp quyền khai thác độc quyền.

Sau đó, vào tháng 3/2024, sau nhiều năm thiết kế và giải phóng mặt bằng tại khu vực này, Ositran - cơ quan giám sát đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông công cộng của Peru đã báo cáo những điểm bất thường trong hợp đồng.

Đáng chú ý nhất, Ositran cho biết Cơ quan quản lý cảng quốc gia Peru (NPA) không có thẩm quyền để cấp quyền khai thác độc quyền.

Ositran sau đó đã chuyển vụ việc cho một cơ quan độc lập chuyên đánh giá các vấn đề cạnh tranh pháp lý của Peru. Do đó, NPA đã công bố ý định hủy bỏ quyền khai thác độc quyền của Cosco.

Sau đó, Cosco đã gửi thư tới Bộ Kinh tế Peru, chỉ đích danh "các cơ quan điều hành khác nhau như Bộ giao thông vận tải, Ositran và cơ cấu mới" của Cảng vụ Quốc gia Peru, đồng thời nêu rõ thời hạn 6 tháng để giải quyết vấn đề. Công ty nói rõ rằng họ sẽ đưa vụ việc ra tòa án trọng tài quốc tế nếu không có thỏa thuận nào được thực hiện.

Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh địa phương vào tháng 4, Jose Arista - Bộ trưởng Kinh tế Peru xác nhận ông đã nhận được thư của Cosco. Ông Arista cho biết "chắc chắn" Peru và Cosco sẽ "đạt được thỏa thuận trước khi" cần phải nhờ đến tòa án trọng tài.

Tháng trước, Peru đã đưa ra dự luật sửa đổi luật hệ thống cảng quốc gia của nước này. Các sửa đổi được đề xuất, được Quốc hội Peru thông qua vào tháng 4 đã tạo ra khả năng Cosco đăng ký lại quyền khai thác độc quyền.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cơ quan tư pháp Peru có thể quyết định như thế nào. Vấn đề hiện đang được một tòa án đặc biệt về các vụ kiện hành chính ở Lima xem xét và chưa rõ thời hạn đưa ra phán quyết.

Dự án 'siêu cảng' 3,6 tỷ USD ở Peru vướng vòng pháp lý- Ảnh 2.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy công trình xây dựng ở Chancay vào tháng 8/2023. Ảnh: AFP

'Siêu cảng của Trung Quốc'

Theo tờ SCMP, ngay cả khi Chính phủ Peru giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý trước thời điểm dự kiến khánh thành cảng, họ vẫn phải giải quyết một trở ngại khác, đó là những lời phàn nàn liên tục từ Washington.

Theo một quan chức Mỹ từng nói với Financial Times vào tháng 3, Chính phủ Peru chưa thực sự tập trung vào việc phân tích lợi ích và rủi ro liên quan đến dự án.

Những người phản đối dự án đã chỉ ra một thực tế là thỏa thuận được ký giữa Chính phủ Peru và Cosco không có điều khoản rõ ràng để loại trừ việc chuyển đổi như vậy.

Phát biểu tại một hội nghị ở Miami mới đây, Tướng Richardson đã nhắc lại cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh cảng.

Đặc biệt, bà bày tỏ lo ngại về khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ ở Nam Mỹ cho mục đích quân sự, nhấn mạnh vai trò trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc trong việc quản lý các công ty chịu trách nhiệm thực hiện các dự án như cảng ở Chancay.

Khi lưu ý đến sự giàu có về tài nguyên của Nam Mỹ, bà Richardson cho biết một cảng do Trung Quốc điều hành sẽ "giúp Trung Quốc khai thác mọi thứ dễ dàng hơn" và "điều đó rất đáng lo ngại".

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement