Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh số sụt giảm của Estée Lauder cho thấy thị trường 'chợ đen' bùng nổ

Báo cáo phân tích

24/08/2023 08:42

Estée Lauder không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn trên thị trường làm đẹp châu Á. Với các cuộc đàn áp daigou, những người mua hàng ở nước ngoài rồi bán lại ở Trung Quốc để tránh thuế, các đại gia ngành làm đẹp sẽ phải kiên nhẫn để tận dụng tối đa lợi ích.

Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm, sở hữu các thương hiệu như cao cấp như Le Labo, Tom Ford và Clinique, báo cáo doanh thu 15,9 tỷ USD tính đến hết quý 2/2023, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng giảm mạnh 58% xuống còn 1 tỷ USD.

Doanh số bán hàng sụt giảm là do hoạt động yếu hơn dự kiến ở thị trường Trung Quốc, khi du lịch ở đại lục vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Tập đoàn này báo cáo rằng doanh thu của dòng sản phẩm thuần hữu cơ giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, do hoạt động kém của kênh bán lẻ du lịch châu Á tại Hải Nam và Hàn Quốc.

Doanh số sụt giảm của Estée Lauder cho thấy thị trường 'chợ đen' bùng nổ - Ảnh 1.

Gã khổng lồ sắc đẹp đã công bố doanh số bán hàng sụt giảm trong báo cáo thu nhập gần đây nhất của mình, nêu bật những hạn chế của daigou đang ảnh hưởng đến sắc đẹp như thế nào. Ảnh: Estée Lauder

Estée Lauder cho rằng kết quả đáng thất vọng của mình một phần là do thiếu khách du lịch ở tỉnh Hải Nam nổi tiếng, nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng, trong khi mức tiêu thụ của khách du lịch vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau COVID-19. Doanh số bán lẻ du lịch của Estée Lauder giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngành công nghiệp làm đẹp đang phải đối mặt với hậu quả từ cuộc đàn áp của chính phủ đối với daigou. Beiersdorf và L'Oréal cũng báo cáo doanh số bán hàng sụt giảm trong tháng này do sự kiểm soát của chính phủ đối với những người bán hàng trốn thuế. 

Tuy nhiên, L'Oréal và Estée Lauder đang hy vọng doanh số bán hàng sẽ cải thiện.

Với sự gia tăng du lịch trong nước sắp xảy ra, các thương hiệu làm đẹp cao cấp có thể được hưởng lợi từ sự gia tăng mua sắm do du lịch thúc đẩy trong tương lai gần. Khi khách du lịch địa phương muốn cá nhân hóa và làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch của họ, các KOL Trung Quốc như là những nhân vật đặc biệt có giá trị để các thương hiệu hợp tác, quảng bá sản phẩm hoặc trải nghiệm của họ. 

Doanh số sụt giảm của Estée Lauder cho thấy thị trường 'chợ đen' bùng nổ - Ảnh 2.

TThương hiệu làm đẹp Trung Quốc Florasis gần đây đã hợp tác với Kiki để quảng bá loại phấn mới của mình bằng cách nêu bật nguồn gốc của nó ở Hàng Châu. Ảnh: Kiki's Weibo

Tập đoàn sở hữu thương hiệu Le Labo đã báo cáo doanh số bán nước hoa tăng trưởng trên tất cả các khu vực. Vào hồi tháng 5, Le Labo đã mở một cửa hàng mới ở Thượng Hải, đây là cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc. Tập đoàn cũng củng cố quyền sở hữu Tom Ford bằng cách mua bộ phận may mặc của thương hiệu này vào cuối năm 2022. Estée Lauder đã sở hữu dòng mỹ phẩm Tom Ford, với các loại nước hoa như Lost Cherry và Bitter Peach gần đây đã trở thành bom tấn.

Doanh số sụt giảm của Estée Lauder cho thấy thị trường 'chợ đen' bùng nổ - Ảnh 3.

Le Labo mở cửa hàng mới ở Thượng Hải vào tháng 5/2023. Ảnh: Le Labo's Xiaohongshu

Sự ủng hộ của Estée Lauder và L'Oréal đối với việc trấn áp daigou sẽ có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn. Nhưng việc hạn chế các kênh đó có nghĩa là bảo toàn giá trị thương hiệu và mức độ mong muốn về lâu dài, như Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LVMH, Bernard Arnault đã thừa nhận trong một cuộc họp báo gần đây. Sự mong muốn về thương hiệu cuối cùng có giá trị hơn việc tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.

Daigou là thuật ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng sau đó được thêm vào từ điển Cambridge. Trong tiếng Trung Quốc, daigou có nghĩa là mua hàng thuê. Thuật ngữ này dùng để nói về những người hay "săn" các sản phẩm hot ở nước ngoài hoặc sản phẩm tại các cửa hàng miễn thuế (thường là mỹ phẩm, quần áo, túi xách…) rồi bán lại cho khách hàng ở Trung Quốc.

Các daigou thường hoạt động thông qua ứng dụng nhắn tin như WeChat nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng. Một số người lập kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.

(Nguồn: Jing Take)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement