25/02/2021 12:17
Dịch COVID-19 đã đẩy thương mại điện tử của Việt Nam tăng 150% trong năm 2020
Tác động COVID-19 đã và đang thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền tảng TMĐT, mở đường cho Việt Nam phát huy tiềm năng kỹ thuật số của mình.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đang rình rập, ngày càng nhiều người Việt chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) và dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Dẫn đầu xu hướng này là Tiki, 1 trong 4 nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam.
Đại diện Tiki cho biết, lượng giao dịch trong tháng 1 đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, làn sóng COVID-19 mới đây đã khiến nền tảng TMĐT tăng đột biến do sức mua tăng mạnh.
Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, số lượng giao dịch TMĐT, chuyển tiền liên ngân hàng tăng mạnh kể từ ngày 28/1, và tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ lễ.
Theo đó, nhiều doanh nghiệp và dịch vụ Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp như đẩy nhanh các dự án chuyển đổi số và đưa ra các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu mới này.
Đơn cử như ZaloPay, một trong những ví điện tử lớn nhất Việt Nam, đã quảng bá mạnh mẽ dịch vụ 'lì xì', một cách tiếp cận kỹ thuật số mới với truyền thống người cao tuổi lì xì cho trẻ em.
Bên cạnh đó, nhiều siêu thị, trong đó có Big C và Coop Mart, đã kết hợp với ví điện tử và nền tảng mua sắm trực tuyến để thực hiện các chiến dịch tiếp thị, nhằm quảng bá dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng chuẩn bị Tết.
Những chiến dịch này đang đạt được sức hút và có khả năng giúp các công ty mở rộng cơ sở khách hàng khi họ giải quyết các mối quan tâm về sức khỏe và an toàn. Những lo ngại như vậy là động lực quan trọng thúc đẩy sự gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số và TMĐT, đặc biệt là ở người tiêu dùng cao tuổi, trong 2 đợt COVID-19 vừa qua tại Việt Nam.
Mức độ truy cập trên các nền tảng TMĐT vào năm 2020 cao hơn 150% so với năm trước, với khoảng 3,5 triệu người truy cập mỗi ngày trên các nền tảng khác nhau.
Việc sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số tăng đáng kể, bao gồm dịch vụ Internet Banking, ví điện tử và dịch vụ nạp tiền điện thoại di động. Điều này đã giúp Việt Nam góp mặt vào danh sách 3 quốc gia đứng đầu về tăng trưởng TMĐT ở Đông Nam Á.
Doanh thu trong lĩnh vực này dự kiến đạt 7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người dùng dự kiến sẽ tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 51,8 triệu người, với doanh thu trung bình là 135 USD/người.
Với những diễn biến khó lường của COVID-19, mua sắm trực tuyến là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất cho người tiêu dùng. Vậy nên, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi quy trình, dịch vụ của họ để tồn tại. Có thể nói, sự gián đoạn từ những cú sốc không lường trước được như COVID-19, chuyển đổi công nghệ số là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam.
Theo đó, Y tế Kỹ thuật số là một lĩnh vực khác mà ngành chăm sóc sức khỏe nên chú ý trong tương lai. Theo dữ liệu, nhu cầu về điện tử y tế tiêu dùng và y tế từ xa đang tăng mạnh ở Việt Nam từ khi đại dịch bắt đầu đến nay.
Điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp ở Việt Nam đã chuyển đổi theo hướng hỗ trợ tốt hơn việc tiếp cận bình đẳng với chăm sóc sức khỏe, tăng cường các biện pháp an toàn và hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các ngành. Do đó, nền kinh tế mới nổi như Việt Nam có cơ hội phát triển hơn.
Tính đến 13h ngày 25/2, Việt Nam ghi nhận 820 ca bệnh kể từ khi trường hợp nhiễm virus biến thể của Anh được phát hiện tại Hải Dương (28/1). Hiện tại, chính quyền các cấp cùng với địa phương vẫn đang thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp