27/09/2017 02:50
ĐBSCL sẽ được đầu tư khoảng 1 tỉ USD để chống biến đổi khí hậu
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, do biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ được đầu tư khoảng 1 tỉ USD để đầu tư các công trình ứng phó BĐKH, chống ngập mặn trong vùng...
Ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tổ chức tại TP.Cần Thơ.Thủ tướng đãphát biểu tại hội nghị: “Trong ngày 26.9, các đại biểu đã thảo luận thẳng thắn, góp ý nhiều ý kiến rất cơ bản cho sự phát triển ĐBSCL trong điều kiện BĐKH diễn ra gay gắt”.
Khu vực ĐBSCL hiện có 550 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 775 km. Thời gian qua, tốc độ xói lở bờ biển khu vực ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ xói đã vượt tốc độ bồi, làm diện tích khu vực đồng bằng giảm khoảng 300 ha/năm. Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ ảnh hưởng 38,9% diện tích đất của ĐBSCL, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,9%)…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức về ĐBSCL. Sự phát triển của ĐBSCL phải được nhìn ở một thể thống nhất có mối liên kết với các vùng kinh tế như TP.HCM. Phải lấy tài nguyên nước là yếu tốt cốt lõi, trung tâm. “Tài nguyên nước đã làm nên đồng bằng và đồng bằng cũng cần thay đổi ứng xử với nguồn tài nguyên này”, ông nói.
Trước đó, nhiều nhà khoa học đã cho rằng đãđến lúc cần thay đổi tư duy tập trung mọi nguồn lực cho cây lúa, vô hình trung làm suy kiệt đất đai, tăng chi phívà khiến vùng ĐBSCL khó thích ứng với BĐKH. Cụ thể, phải xem nước mặn là tài nguyên, có thể nuôi tôm vào mùa xâm ngập mặnthay vì ngăn triệt để để ưu tiên cây lúa. Còn nước lũ, cũng nên xảvào đồng để tăng phù sa, giảm chi phí sản xuất và giúp nông dân tăng nguồn lợi thủy sản…
Trước đó tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến khảo sát tại Hà Lan. Và chiều 26/9, Thủ tướng cũng trực tiếp đi khảo sát khu vực ĐBSCL bằng máy bay trực thăng và thấy được tầm quan trọng của các giải pháp công trình, phi công trình, cũng như vai trò quan trọng của người dân và chính quyền cơ sở trong việc ứng phó với BĐKH...
Thủ tướng cho biết: “Hiện nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cho ĐBSCL khoảng 20%; thời gian tới Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ hỗ trợ cho vay khoảng 300 triệu USD, cộng với các nguồn khác khoảng 1 tỉ USD để đầu tư các công trình ứng phó BĐKH, chống ngập mặn trong vùng...”.
Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố; diện tích khoảng 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước, 19% dân số. Đây cũng là khu vực rộng và đông dân cư thứ 2 trong tất cả các vùng kinh tế của cả nước (chỉ sau đồng bằng sông Hồng). Đây là 1 trong 4 đồng bằng bị tác động mạnh nhất do BĐKH, nước biển dâng.
Advertisement
Advertisement