Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động là tư duy thời bao cấp

Phân tích

08/05/2019 17:26

Nếu đánh thuế TTĐB với điện thoại theo quan điểm của TP.HCM thì có thể thu thuế tương tự với bất cứ hàng hóa mà người dân sử dụng hàng ngày.

Chưa có thông lệ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động

Góp ý cho Bộ Tài chính về dự thảo "Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước", UBND TP HCM cho rằng nên thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như điện thoại di động, mỹ phẩm, nước hoa...

Đề xuất này, theo một số chuyên gia, là bất hợp lý. Trao đổi với Vnexpress, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, đề xuất của UBND TP HCM cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Lý do là hiện các nước cả phát triển lẫn đang phát triển hay trong khu vực Đông Nam Á đều chưa có thông lệ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động. 

  Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động cần được lắng nghe phản ứng từ người dân.

Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động cần được lắng nghe phản ứng từ người dân.

Cũng thừa nhận hầu hết quốc gia không áp thuế với mặt hàng này nhưng ông Trương Bá Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách thông tin thêm, Nam Phi là quốc gia có thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động song vấp phải rất nhiều ý kiến về vấn đề này.

Còn với mỹ phẩm, ông Tuấn cho hay, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tìm thấy ở một số quốc gia nhưng cũng không nhiều, chủ yếu là ở một số nước đang phát triển, như Trung Quốc (nhưng cũng chỉ giới hạn ở mỹ phẩm cao cấp) hay ở Thái Lan, Indonesia. Các nước phát triển hầu như không thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Thanh Bình, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là phải đánh vào hàng hóa xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng, những hàng tiêu tốn ngoại tệ nhập khẩu hoặc ảnh hưởng xấu tới môi trường. Với những mục đích đó, khi đưa ra đề xuất đánh thuế, cần chỉ rõ những tác động xấu như rượu, bia, thuốc lá.. Chưa kể, việc đánh thuế một mặt hàng mới, trong đó có điện thoại di động thì phải xem xét.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, đoàn Luật sư TP.HCM đánh giá rằng, mỗi khi cơ quan Nhà nước đề xuất tất nhiên phải có lý do của họ.

“Theo lý thuyết, thuế tiêu thụ đặc biệt tức là đối với những mặt hàng người dân tiêu thụ có thể đặc biệt ở nhiều góc độ. Ví dụ như rượu bia, nếu sử dụng quá nhiều sẽ tổn hại sức khỏe, gây ra hành vi không tốt nên cần phải hạn chế.

Còn đối với điện thoại, nước hoa,... có thể TP.HCM có số liệu cho thấy sự bất thường nên cần nghiên cứu để đưa ra đề xuất. Mỗi người 1, 2 chiếc điện thoại thì bình thường nhưng có người sở hữu 5, 6 điện thoại chẳng hạn. Từ đó, Nhà nước có thể nghiên cứu để áp dụng thu thuế nhằm hạn chế sự phí phạm”, ông Tín nhận định.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cũng nhấn mạnh, nếu lập dự thảo để thực hiện đề xuất này, TP.HCM phải phân loại mức thuế cụ thể đối với từng phân khúc điện thoại. Những dòng điện thoại bình dân, từ 1 – 5 triệu thì không nên thu thuế. Còn các dòng điện thoại cao cấp, trên 10 triệu thì có thể chịu một mức thuế cố định. Đồng thời, việc thu thuế này còn đánh vào chủ thể sở hữu tài sản có giá trị, những đối tượng có thu nhập cao.

Tư duy quay lại thời bao cấp

Trao đổi với Zing.vn, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, cho rằng việc TP.HCM đề xuất đánh thuế TTĐB với các mặt hàng trên là thiếu căn cứ.

Nguyên nhân là do thuế TTĐB được sinh ra để đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, hoặc độc hại, hoặc những loại hàng hóa không được khuyến khích. Nếu ngoài phạm vi này thì đó là thuế giá trị gia tăng.

“30 năm trước, khi điện thoại di động là hàng xa xỉ mà còn không đánh thuế, đến nay nó đã trở thành một vật dụng thiết yếu với số thuê bao ngang với dân số thì lại đi đánh thuế”, ông Đức nêu nghịch lý.

Theo ông Đức, nếu đánh thuế TTĐB với điện thoại, máy ảnh… theo quan điểm của TP.HCM thì có thể đánh thuế TTĐB với bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào mà người dân sử dụng hàng ngày.

“Cứ đánh thuế như thế thì khác gì muốn quay lại thời kinh tế bao cấp với khẩu hiệu tất cả cho sản xuất, chắt bóp tích lũy, vì cái gì cũng thiếu, nên cấm ăn chơi, thắt lưng buộc bụng hạn chế triệt để nhu cầu tiêu dùng”, vị luật sự nói.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico. Ảnh: Zing.vn.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico. Ảnh: Zing.vn.

Luật sư Bùi Quang Tín, Chủ tịch kiêm CEO BizLight, nhận định nếu thuế TTĐB được áp dụng với các mặt hàng trên, người dân sẽ phải chịu phần thuế này đầu tiên.

“Thuế TTĐB như một loại thuế gián thu, và người dân sẽ là người chịu. Như một mặt hàng đang có giá 100 đồng, giờ áp thuế 20% thì giá người dân phải trả sẽ là 120 đồng. Như vậy, suy cho cùng vẫn là người dân phải bỏ tiền ra nộp loại thuế này”, ông Tín cho hay.

Giải thích thuế TTĐB là thuế dành cho các mặt hàng tiêu thụ, còn phần đặc biệt dùng trong các trường hợp khác nhau, luật sư Tín cho rằng TP.HCM không hẳn không có cơ sở khi đề xuất. 

“Đặc biệt ở đây có thể là hàng xa xỉ, hàng độc hại hoặc cũng có thể do trường hợp nào đó khiến nó trở lên đặc biệt”, ông Tín nói.

Ví dụ như với ôtô, khi đường xá không đáp ứng được so với lưu lượng tham gia thì đây trở thành mặt hàng đặc biệt phải chịu thuế để Nhà nước kiểm soát lượng tiêu thụ.

“Có thể việc tiêu thụ điện thoại quá nhiều tại thành phố đã đạt đến một mức nào đó. Ngoài ra, việc mua điện thoại hiện nay cũng quá dễ dàng, một người dùng tới 3-4 chiếc là thừa thãi. Đây cũng có thể là căn cứ của TP.HCM”, ông Tín cho hay.

Mới đây, UBND TP HCM vừa gửi bộ Tài chính góp ý về dự thảo "Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách Nhà nước". Về thuế tiêu thụ đặc biệt, địa phương này đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế một số hàng hóa, dịch vụ như: điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Thừa nhận điện thoại di động không phải hàng hóa, dịch vụ cao cấp nhưng UBND TP.HCM cho rằng, đây cũng không thuộc diện "rất thiết yếu". Bởi vậy, việc đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo địa phương này, nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý.

Bên cạnh đó, tuy điện thoại di động là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, nhưng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới.

Theo UBND TP.HCM, hiện Việt Nam có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. So với thông lệ quốc tế (thường từ 4 đến 8 nhóm), số lượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng như vậy theo thành phố là quá nhiều. Tuy vậy, cơ quan này cũng nhấn mạnh thêm, khi thu hẹp đối tượng không chịu thuế, cần sử dụng công cụ khác để thực hiện chính sách xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement