16/08/2017 01:56
Dân vẫn buồn, thưa Bộ trưởng!
Bộ GTVT và chủ đầu tư “ xuống nước” giảm phí BOT Cai Lậy nhưng đó mới chỉ là giải pháp tạm thời xoa dịu dư luận. Cho đến nay những tiếng kêu than và nỗi bức xúc về trạm thu phí BOT quá dày vẫn lặp đi lặp lại từ Bắc chí Nam.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa bảo ông rất buồn vì vụ BOT Cai Lậy. Sáng nay cấp dưới Bộ trưởng thừa nhận bất cập củatrạm này. Nhưng người dân vẫnbuồn vì trạm BOT như “ thiên la địa võng” vẫn giăng khắp nơi.
Bộ GTVT và chủ đầu tư vừa “ xuống nước” giảm phí BOT Cai Lậy vàđó mới chỉ là giải pháp tạm thời xoa dịu dư luận. Cho đến nay những tiếng kêu than và nỗi bức xúc về trạm thu phí BOT quá dày vẫn lặp đi lặp lại từ Bắc chí Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của QH Trần Văn Giàu thống kê quốc lộ 1A thời điểm cao trào có tới 37 trạm thu phí. Như vậy, cứ 62km lại có một trạm BOT.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc kể rằng đường về quê có đến 4 trạm phí BOT trên quãng đường chỉ 100 km cao tốc Hà Nội - Thái Bình!
Tuyến Đắk Nông - Bến xe Miền Đông (TPHCM) dài 330 km nhưng có tới 8 trạm thu phí. Tức là bình quân, cứ 40 km có một trạm.
Còn quốc lộ 1 từ Bạc Liêu đến Tiền Giang (khoảng 180 km) hiện có 4 trạm thu phí . Trên quốc lộ 91, ngoài trạm thu phí số 1 (T1) tại quận Ô Môn (TP Cần Thơ) còn có trạm số 2 (T2) ở phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt - giáp ranh TP Long Xuyên (An Giang).
Trong khi đó theo quy định, khoảng cách đặt các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường tối thiểu phải là 70km, và đang có tới 33/88 trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách!
Trạm dày như “lưới đánh cá” thế này dân không phản đối, tài xế không lên tiếng mới là chuyện lạ. Bộ trưởng có thể buồn vì một chủ trương tốt đang rơi vào thế khó xử nhưng dân còn buồn hơn khi “trăm dâu lại đổ đầu tằm” như vậy.
Họ không bay lên trời, chẳng lội ruộng và còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải nộp phí cho không ít trạm BOT sai quy định?
Làm sao có thể thấu hiểu khi phí bảo trì đường bộ đã nộp hàng năm và chi hàng ngày vào giá xăng dầu? Cái gì bảo họ phải thông cảm trong lúc chủ đầu tư cứ thản nhiên thu tiền ngay chỗlẽ ra không được quyền thu.
Cứ trả phí bất hợp lý thường xuyên, cứ chịu đựng mọi chi phí ngày một nhiều và tăng cao, nhiều vị mới hiểu được tại sao dân chúng và tài xế phản ứng mạnh mẽ như thế.
Đừng nghĩ rằng phí ấy chỉ ảnh hưởng đến vài bác tài trên đường hay mấy ông chủ xe. Toàn bộ sẽ bị tính vào chi phí vận tải và giá thành hàng hóa rồi chính những người tiêu dùng hàng ngày là hàng chục triệu dân đang phải gánh đấy ạ!
Đất nước nào cũng cần phải có nguồn lực từ xã hội hóa và BOT vẫn là chủ trương đúng. Nhưng thực hiện sao để dân không kêu, xã hội chẳng thêm gánh nặng và nền kinh tế đừng thêm nhiều chi phí vô lý thì dân mới không buồn. Còn như bây giờ, bất cập đã thấy, phí cao đã trả, kêu ca đã nhiều… mà mãi vẫn vậy thì tôi tin khó kêu gọi sự đồng tình và ủng hộ.
Tổng KTNN Ngô Văn Quý nhận xét sau cuộc kiểm toán 27 trạm BOT "BOT đang trải ở các dự án cũ. Hầu hết quốc lộ, cầu đường trở thành độc đạo cho chủ đầu tư BOT, không có đường nào cho người dân chọn lựa. Dự án trở thành độc quyền và nhà đầu tư độc quyền thu tiền"!
Buồn và thừa nhận bất cập không chưa đủ, đã hơi muộn nhưng vẫn phải rà soát, kiểm tra lại, kỹ lưỡng và toàn diện toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT trên cả nước.
Bộ GTVT và chủ đầu tư đã“ sửa sai” ở BOT Cai Lậy. Nhưng vẫn là tư duy muốn phí giảm thì kéo dài thời gian thu và ngược lại mà không để cho lựa chọn nào khác, tôi tin Bộ trưởng vẫn còn buồn, dân vẫn không vui vì BOT Cai Lậy chưaphải là trường hợp duy nhất.
Advertisement
Advertisement