Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đại biểu bật cười khi Bộ trưởng Bộ GTVT nói sẽ "nghiên cứu" đổi tên "trạm thu giá"

Phân tích

04/06/2018 10:18

Khi lãnh đạo ngành giao thông nói xong, máy quay phim hướng xuống phía hội trường bắt được cảnh nhiều đại biểu cùng cười, theo VnExpress.

Sáng nay, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói, tiếp thu ý kiến dư luận, Bộ đang nghiên cứu sửa đổi tên gọi "trạm thu giá" để trình Chính phủ. 

Khi lãnh đạo ngành giao thông vừa dứt lời, máy quay hướng xuống phía hội trường, nhiều đại biểu cùng cười.

Phát biểu ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, "việc này không cần nghiên cứu, tôi thấy Bộ Giao thông cứ dùng lại tên gọi cũ là trạm thu phí, vì tên gọi này đã đúng bản chất".

Trước đó ngày 2/6, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của các cơ quan chức năng và nhân dân, tiếp tục nghiên cứu thêm tên gọi cho trạm thu phí giao thôngBOT cho phù hợp, không sử dụng tên “trạm thu giá”.

Báo cáo của Bộ Giao thông cho hay, giai đoạn từ ngày 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật Phí và lệ phí; theo đó “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Trạm thu giá Bến Lức. Ảnh: Hoàng Nam/VnExpress
Trạm thu giá Bến Lức. Ảnh: Hoàng Nam/VnExpress

Các thông tư của Bộ đã quy định rõ, đầy đủ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “Trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua”.

Cùng vấn đề liên quan đến phí tại các trạm BOT, báo Dân Trí dẫn lời Bộ trưởngThể cho biết, trên cơ sở giá trị quyết toán, lưu lượng thực tế, Bộ Giao thông vận tải đã tính toán lại thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, đa số các dự án giá đều giảm so với hợp đồng, một số dự án phải kéo dài thời gian thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự báo.

Để quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch công tác thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng, ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Về công nghệ, ông Thể cho biết Bộ Giao thông vận tải đã tích cực triển khai hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng đảm bảo đến năm 2019 tại tất cả các trạm đều có cửa áp dụng công nghệ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Với các giải pháp đồng bộ này, việc kiểm soát doanh thu tài chính của dự án sẽ đảm bảo chặt chẽ, minh bạch, tốc độ lưu thông qua các trạm thu phí sẽ được cải thiện.

Liên quan đến vị trí trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, báo cáo đưa ra nhiều con số và cách xử lý chi tiết với nhiều trạm có những bất cập về vị trí, trong đó có Cai Lậy.

Theo đó, Bộ đã tập trung nghiên cứu 2 phương án. Một là giữ nguyên vị trí trạm như hiện nay, thực hiện giảm giá chung cho tất cả các phương tiện và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá cho người dân quanh trạm. Phương án 2 là xây dựng thêm 1 trạm ở trên tuyến tránh, thu trên cả 2 trạm, phương tiện đi trên tuyến nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho tuyến đó.

Trên cơ sở 2 phương án nêu trên, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang sẽ thống nhất với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn phương án triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng thông tin.

Trong báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, ngành cơ bản rà soát điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ của 56 dự án BOT đã có giá trị quyết toán.

Về chủ trương đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, Bộ đã đàm phán để dừng 4 dự án BOT đã ký hợp đồng và đang triển khai (3 dự án đường bộ và 1 dự án xây dựng ký túc xá Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM), dừng 10 dự án đã phê duyệt đề xuất dự án hoặc đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi (8 dự án đường bộ và 2 dự án đường thuỷ nội địa).

Ngoài ra, tư lệnh ngành GTVT nhấn mạnh, công tác tuyên truyền và công khai thông tin cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn nữa. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước để xã hội có được sự đồng thuận hơn về một chủ trương lớn của Đảng, đồng thời cũng là giải pháp tất yếu trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện nay.

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement