Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đà Nẵng nói gì về việc ông Dũng “lò vôi” từ chối xử lý ô nhiễm môi trường?

Vĩ mô

25/04/2019 00:06

Giám đốc sở TN&MT khẳng định vẫn đang tiếp tục hợp tác với công ty của ông Dũng “lò vôi” để đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường.

Tại cuộc họp báo quý I diễn ra chiều ngày 24/4, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi về việc ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là ông Dũng "lò vôi") - Chủ tịch Tập đoàn Đại Nam (Bình Dương) có tiếp tục triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm tại các hồ chứa nước của Đà Nẵng hay không? Và vì sao ông Dũng lại rút hết tất cả máy móc, thiết bị về dù trước đó đã cam kết dành 1.000 tỷ đồng để xử lý ô nhiễm trên cả nước, trong đó chủ yếu dành cho Đà Nẵng.

Ông Dũng cũng đưa ra lời hứa là sẽ làm sạch nguồn nước ô nhiễm của Đà Nẵng để có thể nuôi được cá Koi. Sự việc ông Dũng “lò vôi” rút về đã khiến dư luận xôn xao, bàn tán về sự bất nhất của chính quyền thành phố.

Ông Dũng
Ông Dũng "lò vôi" dự định xử lý ô nhiễm môi trường tại hồ Thạc Gián bằng công nghệ vi sinh. Ảnh: XS

Trả lời vấn đề này, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết, vào tháng 3, Công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh của ông Dũng “lò vôi” có đề xuất với lãnh đạo TP một số giải pháp để nghiên cứu, giải quyết ô nhiễm môi trường thành phố tại một số hồ chứa nước lớn. Qua khảo sát, Công ty này đề xuất xử lý thử nghiệm công nghệ nuôi cấy vi sinh đặc chủng tại hồ Vĩnh Trung (thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê).

“Chúng tôi đã làm việc với công ty và đi tham quan mô hình của doanh nghiệp đang triển khai tại Bình Dương. Qua khảo sát thì công nghệ xử lý vi sinh của công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh phù hợp với yêu cầu của TP”, ông Tô Văn Hùng cho hay.

Theo quy trình xử lý dự kiến thì sau khi xử lý nguồn nước, cá Koi có thể sống được ở hồ Vĩnh Trung và nơi đây sẽ trở thành điểm tham quan sinh thái của Đà Nẵng. Khi nguồn nước ở hồ Vĩnh Trung được làm sạch thì chủng loại vi sinh từ hồ sẽ theo dòng nước chảy sang hồ Thạc Gián và hồ Công viên 29/3. Như thế, chỉ cần xử lý tốt hồ Vĩnh Trung thì các hồ khác như Thạc Gián và Công viên 29/3 cũng sẽ rất sạch.

Cũng theo ông Tô Văn Hùng thì trước đó, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, cử tri quận Thanh Khê đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm tại hồ Bàu Trảng. Thực tế ở khu vực này ô nhiễm khá nghiêm trọng.

“Tôi mới đề nghị Công ty ông Dũng có thể tiếp cận hồ Bàu Trảng để xử lý trước vì hồ này bức xúc hơn nhiều. Còn hồ Thạc Gián, Vĩnh Trung thì mức độ ô nhiễm không quá cao. Tại các buổi làm việc, Công ty đã thống nhất. Nhưng sau khi nghiên cứu thì hồ Bàu Trảng ô nhiễm quá lớn, công nghệ vi sinh không phù hợp”, ông Hùng nói.

Cũng theo Giám đốc sở TN&MT Đà Nẵng thì sau khi không tìm được tiếng nói chung trong việc xử lý hồ Bàu Trảng thì thành phố vẫn tiếp tục làm việc với Công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh để xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường của toàn thành phố. Còn không đề cập đến việc xử lý ô nhiễm của một hồ cụ thể nào nữa.

Quan điểm của lãnh đạo TP là vẫn muốn công ty ông Dũng “lò vôi” đứng ra giúp TP xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, có những vấn đề không phù hợp thì điều chỉnh, cân đối lại cho hợp lý chứ không phải từ chối nhã ý giúp đỡ của ông Dũng. 

Ông Hùng cũng cho biết thêm, dự án 1.000 tỷ đồng mà ông Dũng “lò vôi” bỏ ra để xử lý ô nhiễm là triển khai trên cả nước chứ không riêng gì Đà Nẵng. Nên việc nói ông Dũng "lò vôi" không triển khai dự án trên đồng nghĩa với việc Đà Nẵng để mất hàng nghìn tỷ đồng mà doanh nghiệp này có ý định tặng cho thành phố là không chính xác.

“Hiện thành phố vẫn đang tiếp tục làm việc với doanh nghiệp để tìm được tiếng nói chung trong vấn đề xử lý ô nhiễm”, ông Hùng nói.

AN PHONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement