29/08/2020 15:53
Cuộc đua kế vị Thủ tướng Nhật Bản sẽ ra sao?
Hàng loạt quan chức lớn đang chuẩn bị “tham chiến” trong cuộc đua đến chiếc ghế thủ tướng Nhật Bản mà ông Shinzo Abe vừa rời đi.
Theo Asian Nikkei Review, việc Thủ tướng Shinzo Abe đột ngột từ chức đã đẩy Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào một cuộc tranh giành để chọn ra nhà lãnh đạo tiếp theo. Với việc chưa có người tiếp quản rõ ràng, cuộc đua có thể sẽ diễn ra giữa một số cấp phó thân cận nhất của ông Abe và một đối thủ đã "dòm ngó" chức vụ này từ lâu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba.
Ứng cử viên số 1: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba
LDP dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để chọn ra người lãnh đạo tiếp theo vào giữa tháng 9. Người chiến thắng trong cuộc đua đó sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản.
Shigeru Ishiba, đối thủ lâu năm của ông Abe từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Fumio Kishida, cựu Ngoại trưởng, được cho là sẽ chào sân sàn đấu vào ghế thủ tướng. Và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cánh tay phải trung thành của Abe, đang có sức hút không hề nhỏ.
Các ứng cử viên tiêu biểu kế nhiệm chức thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
Ishiba đã báo hiệu ý định tham gia cuộc đua bằng việc tổ chức một cuộc họp với đội ngũ của mình cùng ngày ông Abe từ chức. Ông cũng từng là tổng thư ký LDP, dẫn đầu các đảng viên khác như một người kế nhiệm tiềm năng trong các cuộc khảo sát ý kiến của công chúng.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng được xem là “hạt số giống 1” trong cuộc đua. Ông đã từng đánh bại ông Abe lần đầu tiên với tư cách là Thủ tướng được ưu tiên trong một cuộc khảo sát ý kiến do Nikkei thực hiện vào tháng 7. Những người tham gia cuộc khảo sát là những người ủng hộ LDP.
Ông Ishiba đã 3 lần tranh cử chủ tịch LDP cho đến nay. Năm 2012, ông chiếm nhiều phiếu nhất trong số các quan chức đảng trong khu vực và những người ủng hộ, nhưng lại đứng sau ông Abe trong cuộc bỏ phiếu giữa các nhà lập pháp LDP. Ông Ishiba đã thua trong trận tái đấu với Abe vào năm 2018.
Shigeru Ishiba, Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, từng là trưởng bộ phần phục hồi kinh tế khu vực của ông Abe. Ảnh: ANR |
Đội ngũ của ông Ishiba chỉ có 19 thành viên, không đủ số lượng 20 người cần thiết để đề cử ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo LDP. Điều đó sẽ khiến Ishiba gặp bất lợi đáng kể trong một cuộc bầu cử đặt nặng hơn vào phiếu bầu của các nhà lập pháp so với phiếu bầu của các đảng viên thông thường.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản từng nói: “Lợi ích lớn nhất của việc trở thành một đảng viên là cơ hội bầu ra lãnh đạo của đảng”. Vì thế, ông cho rằng tất cả các phiếu bầu nên có trọng lượng như nhau. Ông cho rằng: “Phủ nhận điều này sẽ giống như một hành động không trung thành với đảng viên”.
Các ứng cử viên khác là ai?
Ông Kishida hiện là chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách quyền lực của LDP, với “phe phái” đứng thứ tư trong đảng. Nếu ông “tham chiến”, đây sẽ là chiến dịch đua tranh giàng quyền lãnh đạo chính phủ đầu tiên của cựu Ngoại trưởng Nhật Bản.
Ông Abe trước đây đã đề cập đến ông Kishida như một người kế nhiệm khả dĩ, ca ngợi nỗ lực của ông với tư cách là một ngoại trưởng nhằm hiện thực hóa chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Hiroshima.
Nhưng vẫn còn là một câu hỏi mở nếu có đủ các nhà lập pháp tập hợp sau lưng ông. Là một nhà lập pháp cẩn trọng nhưng có lẽ không quá hấp dẫn, Kishida đứng gần cuối các cuộc thăm dò dư luận. Các nhà phê bình cho rằng ông không mang lại nhiều ảnh hưởng trong việc bầu cử. Đặc biệt, các nhà lập pháp trẻ tuổi tỏ ra nghi ngờ về việc Kishida sẽ là gương mặt đại diện cho đảng sắp tới cuộc bầu cử hạ viện tiếp theo.
Fumio Kishida, hiện là người đứng đầu chính sách của LDP. Ảnh: ANR |
Trong bối cảnh không có người tiếp quản rõ ràng, Chánh văn phòng Nội các Suga đã nổi lên như một người kế vị tiềm năng. Ông đã đóng vai trò là nền tảng của nội các kể từ khi Shinzo Abe bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai vào tháng 12/2012.
Là một đặc vụ chính trị được khen là khá sắc sảo, ông Suga thiết lập được các mối quan hệ rộng rãi trong LDP và với đảng Komeito, đối tác liên minh. Mặc dù ông Suga không thuộc đảng phái nào, nhưng nhiều nhà lập pháp không đảng phải đang hối thúc ông ra tranh cử chức Thủ tướng.
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga từ lâu đã là người giữ vai trò chủ chốt trong nội các Abe. Ảnh: ANR |
Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, một thành viên của phe Phó Thủ tướng Taro Aso, đã bày tỏ sự quan tâm đến cuộc đua vào ghế kế nhiệm thủ tướng. Phó Thủ tướng Aso đã có lúc công khai ủng hộ Kishida làm người thay thế ông Abe, nhưng những người khác trong phe của Aso nói rằng sự ủng hộ đó nên chuyển sang ông Taro Kono.
Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Abe. Ảnh: ANR |
Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật, cũng có thể tham gia cuộc đua. Nhưng cả ông Kono và ông Motegi đều được coi là cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi trong một buổi tiếp xúc phóng viên. Ảnh: ANR |
Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, người cũng có vị trí cao trong các cuộc thăm dò dư luận cho những người kế nhiệm thủ tướng, vẫn chưa có ý định quyết liệt để tham gia ứng cử. Ông Koizumi nói: “Công việc của thủ tướng không phải là việc có thể làm một mình. Nếu không có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tôi không thể đi đến dù là điểm xuất phát”.
Thủ tướng mới chỉ tại vị đến tháng 9/2021
Chủ tịch LDP phục vụ nhiệm kỳ ba năm và cuộc bầu cử cho chiếc ghế này thường được tổ chức khi nhiệm kỳ kết thúc. Các quan chức đảng và những người ủng hộ trên khắp nước Nhật, cũng như các nhà lập pháp quốc gia, cùng nhau bỏ phiếu.
Trong trường hợp chủ tịch đảng từ chức trước khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc, đảng có thể “đi đường tắt”. Theo đó, các nhà lập pháp được phân bổ mỗi người một phiếu. Nhưng không giống như một cuộc bầu cử nội bộ thông thường, mỗi tỉnh chỉ có thể gửi ba phiếu bầu. Tổng thư ký Đảng Toshihiro Nikai tiết lộ rằng ông có thể chọn cách này.
Nội các dự kiến sẽ từ chức hàng loạt sau khi lãnh đạo LDP mới được bầu. Sau đó, cuộc bầu cử thủ tướng sẽ được tổ chức trong một phiên họp toàn thể bất thường tại cả hai viện. Thủ tướng mới được bầu sẽ ngay lập tức bắt đầu tập hợp nội các và ra mắt chính phủ mới.
Bởi vì ông Abe ban đầu dự kiến từ chức vào tháng 9/2021, nhiệm kỳ đầu tiên của lãnh đạo LDP mới sẽ kéo dài cho đến khi đó.
Thủ tướng tiếp theo sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ to lớn là kiếm soát đại dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế. "Mặc dù ông Abe không thể sửa đổi hiến pháp trong thời gian nhậm chức của mình, nhưng ông ấy đã tạo ra bước đà để thay đổi. Về mặt chính sách đối ngoại, ông ấy đã đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau nhưng việc từ chức khiến chúng mới chỉ thực hiện được nửa chừng", Tổng thư ký LDP chia sẻ.
Shinzo Abe từ nhiệm để lại bài toán khó về kiếm soát đại dịch COVID-19 cho người kế nhiệm. Ảnh: NYT |
Takashi Mikuriya, một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến của Đại học Tokyo, cho biết: “Vấn đề lớn nhất là ai sẽ thành công. Ông Abe đã không nỗ lực hết mình để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo. Và điều này sẽ phản tác dụng”.
Patrick Cronin, một chuyên gia về Đông Á tại Viện Hudson, cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga và Phó Thủ tướng Taro Aso đã tạo nên sự lãnh đạo ổn định. Nhưng vị này coi sự ra đi của Abe là một dấu hiệu cho thấy "hạt nhân của các nhà lãnh đạo chính trị Nhật Bản hiện đang được trao cho một thế hệ lãnh đạo chính trị trẻ hơn”.
Ông nói thêm: “Quá trình chuyển đổi là những thời điểm thú vị, nhưng chúng cũng là những giai đoạn không chắc chắn và dễ bị tổn thương cao cả. Chúng ta không nên sợ thay đổi mà nên xem đó là cơ hội để điều chỉnh nhằm đối phó với những thách thức của mai sau”.
Các quan chức cấp cao của LDP đã tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 28/8 và giao cho Tổng thư ký Đảng Toshihiro Nikai quyết định về thời gian và phương pháp lựa chọn. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 1/9.
Advertisement
Advertisement