Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến thương mại chỉ là bước đi nhỏ trong sự cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc

Phân tích

15/05/2019 18:35

Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và ông đang ngày càng làm căng thẳng thêm cuộc chiến này.

Trung Quốc cũng có những hành động trả đũa, khiến cho thị trường toàn cầu phản ứng tiêu cực. Tất nhiên cả thế giới đang tập trung vào các động thái của Donald Trump và những hành động ông có thể làm tiếp theo, tuy nhiên không ai đoán được liệu ông sẽ có những bước đi như thế nào trong tương lai.

Cuộc chiến thương mại hiện tại chỉ là bước đi đầu tiên trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ Trung Quốc, và nó sẽ còn tiếp diễn sau khi ông Trump hết nhiệm kỳ. Vậy bức tranh lớn hơn trong cuộc chiến Mỹ-Trung là gì, và cuộc chiến thương mại hiện tại có ý nghĩa gì trong đó?.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhìn bề ngoài, cả Donald Trump và Tập Cận Bình đều muốn làm cho đất nước của họ vĩ đại trở lại. Nhưng cả hai cách thức của họ lại hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất, họ có những mục tiêu khác nhau trong cuộc chiến thương mại này. Thứ hai, khoảng cách địa lý và xã hội của họ khác nhau hoàn toàn.

Tuy nhiên về tổng thể, có một sự khác biệt cơ bản trong cách lãnh đạo của 2 vị nguyên thủ quốc gia ngày: Đối với Donald Trump, ông là nhà kinh tế tài ba và đã hứa rằng sẽ mang lại một thoả thuận tốt cho nước Mỹ, trong khi đó Tập Cận Bình lại muốn điều lớn hơn nhiều, chính là đòi lại vị trí xứng đáng của Trung Quốc trên thế giới như là một nhà nước văn minh.

Trong cách nhìn nhận về cuộc chiến thương mại của 2 nhà lãnh đạo, mục đích và cách nhìn nhận chiến thắng của họ không giống nhau. Đối với Tổng thống Donald Trump, ông nhắm đến mục tiêu giành chiến thắng trong giao dịch hàng hoá với Trung Quốc (điều mà ông đã nhiều lần cáo buộc những người tiền nhiệm thất bại trong việc này), và định nghĩa về chiến thắng của ông là loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ. 

Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mục đích của ông là duy trì sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, và cách ông định nghĩa chiến thắng trong cuộc chiến thương mại hiện tại là nâng cao năng lực công nghệ để trở thành một trong những quốc gia giỏi nhất thế giới; thực hiện chương trình Made in China 2025 là một trong những bước đi đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng hơn ở đây là DonaldTrump không có nhiều thời gian để chiến đấu như Tập Cận Bình, ông sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử vào năm sau, đó sẽ là thử thách cho ông. Với Tập Cận Bình, ông tự tin với mục tiêu phát triển đất nước của mình trong nhiều tập kỷ tới, và sẵn sàng chơi một trò chơi dài hơi với Mỹ. 

Do sự khác biệt sâu sắc giữa các mục tiêu và định nghĩa về chiến thắng, cuộc chiến thương mại vì thế khó có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Định nghĩa của Trump về chiến thắng là đặc biệt có vấn đề. Thâm hụt thương mại kinh niên của Mỹ có liên quan đến các khoản ngân sách trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Sẽ không có khoản thuế nào đối với hàng nhập khẩu có thể loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ. 

Tuy nhiên, cách tiếp cận mạnh mẽ của Trump, đã mang lại một kết quả không lường trước được. Đó là mở ra một sự đồng thuận chính trị mới ở Mỹ liên quan đến mối đe dọa đang gia tăng của Trung Quốc, một sự đồng thuận sẽ thống trị trong chiến lược của Mỹ kể cả sau khi Trump rời Nhà Trắng. Ngay từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế, đã có nhiều ý kiến rằng Trung Quốc đang học theo chủ nghĩa tư bản và chắc chắn sẽ đưa đất nước vào con đường tự do hóa chính trị.

Phó thủ tướng Trung Quốc Liu He và các quan chức cấp cao của Mỹ.
Phó thủ tướng Trung Quốc Liu He và các quan chức cấp cao của Mỹ.

Nhiều quốc gia phương tây cho rằng khi mở cửa giao thương với Trung Quốc, giúp quốc gia này tiếp xúc với kinh tế thị trường của các nước tư bản, có thể giúp loại bỏ sự cai trị độc đảng ở Trung Quốc, qua đó mang lại một hệ thống chính trị tự do hơn.

Tuy nhiên suy nghĩ như vậy đã ngày càng bị nghi ngờ trong những năm gần đây. Donald Trump với cách tiếp cận mạnh mẽ của mình, đã vô tình đẩy nhanh quá trình nhận ra rằng mặc dù Trung Quốc thành công to lớn trong việc tiếp thu và áp dụng cơ chế kinh tế thị trường của tư bản, nhưng Tập Cận Bình và các cộng sự của ông không có ý định nới lỏng quyền lực của mình.

Từ quan điểm của tư duy chiến lược của Mỹ, ý nghĩa của sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc giờ đã hoàn toàn thay đổi: nó không còn là khúc dạo đầu cho tự do hóa chính trị, mà là mối đe dọa chiến lược hiện hữu đối với sức mạnh của Mỹ.

Trong bối cảnh này, cuộc chiến thương mại hiện tại chỉ là một cuộc giao tranh đơn thuần trong một cuộc cạnh tranh chiến lược rộng lớn và dài hạn giữa Mỹ và Trung Quốc.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement