Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 'xóa sổ' giấc mơ dầu khí của Đông Timor

Kinh tế thế giới

29/09/2020 14:01

COVID-19 cùng với sự sụp đổ toàn cầu về giá dầu và khí đốt đã đặt dấu chấm hết cho giấc mơ thịnh vượng nhờ dầu khí của Đông Timor.

Theo tờ Nikkei Asian Review, để đảm bảo khả năng tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền tiểu bang, Đông Timor đã tham vọng xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí trong nước để chấm dứt sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như hiện tại, giấc mơ này khó có thể thành hiện thực.

Kể từ khi giành được độc lập từ Indonesia vào năm 2002, quốc gia trẻ nhất và nghèo nhất Đông Nam Á - Đông Timor, đã đấu với các công ty dầu mỏ và các nước láng giềng để giành quyền kiểm soát phần lớn mỏ khí đốt Greater Sunrise .

Theo công bố, 70% diện tích của mỏ khí đốt này nằm trong lãnh hải của Đông Timor, phần còn lại 30% thuộc vùng biển của Australia. Với trữ lượng ước tính hơn 141,5 tỷ m3 khối khí đốt tự nhiên và 226 triệu thùng dầu, Greater Sunrise được định giá khoảng 50 tỷ USD trước khi đại dịch xảy ra.

Các thỏa thuận hàng hải của Australia và Đông Timor. Ảnh: AP
Các thỏa thuận hàng hải của Australia và Đông Timor. Ảnh: AP

Để khai thác tài nguyên từ khu mỏ “khổng lồ” này, tổng thống đầu tiên và cũng là cựu thủ tướng của Đông Timor, ông Xanana Gusmao đã đề xuất dự án Tasi Mane với trị giá 18 tỷ USD. Theo thông tin từ dự án, Đông Timor sẽ xây dựng một nhà máy LNG trên biển và nhà máy lọc dầu kết nối với mỏ Greater Sunrise thông qua một đường ống dài 286 km xuyên qua biển Timor.

Dưới sự quản lý của Gusmao, đất nước này đã chi hàng trăm triệu đô la để xây dựng một sân bay và một đường cao tốc chỉ để phục vụ cho dự án Tasi Mane.

Trước đó, Đông Timor đã mua lại cổ phần của ConocoPhillips (Mỹ) và Shell (Anh - Hà Lan) với giá 650 triệu USD để trở thành chủ sở hữu đa số 57% tài nguyên. Phần còn lại, Woodside Petroleum của Australia nắm giữ 33% cổ phần và Osaka Gas của Nhật Bản sở hữu 10%. 

Sau khi thương vụ mua bán thành công, Gusmao nhận được nhiều sự khen ngợi ở quê nhà vì đã thuyết phục được các công ty đa quốc gia bán ra. Tuy nhiên, ông cũng “vấp phải” nhiều sự phản đối và lo ngại về khả năng thành công của dự án.

Dù vậy, Gusmao vẫn kiên quyết đưa dự án Tasi Mane “lên đường”. Ông sẵn sàng gây nguy hiểm cho nền độc lập của nước nhà sau khi kiện ngân hàng Exim (thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc) cho khoản vay 16 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó, Exim cũng không cung cấp tài chính cho dự án sau khi một cuộc khảo sát của Mỹ cho thấy, dự án có mức rủi ro rất lớn.

Xanana Gusmao khiến đất nước của mình rơi vào bẫy nợ. Ảnh: Reuters
Xanana Gusmao khiến đất nước của mình rơi vào bẫy nợ. Ảnh: Reuters

Lời hứa của Gusmao về những công việc đang rất cần cho Đông Timor cũng không được thực hiện. David Low, một nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn năng lượng toàn cầu Wood Makenzie, cho biết: “Đông Timor không có đủ khả năng để xây dựng một siêu dự án phức tạp. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu Đông Timor chịu hợp tác với thành phố Darwin của Úc”.

Dự án Tasi Mane lần đầu tiên bị đình trệ vào tháng 3, khi Đông Timor xác nhận các trường hợp đầu tiên dương tính với COVID-19 và phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Quốc gia này cũng đã cắt giảm triệt để chi tiêu công vào tháng 4, sau khi giá dầu thô ở Mỹ “tụt” dưới mức âm.

Thất bại nối tiếp thất bại, đảng Tái thiết Timorese của Gusmao bị lật đổ khỏi liên minh cầm quyền. Đồng minh của Gusmao là Francisco Monterio, CEO của công ty dầu khí nhà nước TimorGAP, bị sa thải.

Trước tình hình chính trị bất ổn, Đông Timor cho biết, việc thay đổi ban lãnh đạo của TimorGAP là cần thiết để gắn công ty này trong tầm nhìn chiến lược mới ở lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, quốc gia này không lên tiếng về tương lai của Tasi Mane.

Theo James Scambary, một giảng viên về kinh doanh quốc tế tại RMIT Melbourne, dự án Tasi Mane rất có thể sẽ bị đóng băng, vì mọi người đều lo ngại mức chi phí quá lớn để tiến hành dự án.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp của Đông Timor Babo Soares.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp của Đông Timor Babo Soares.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn có thể tài trợ cho dự án như một phần của sự cạnh tranh địa chiến lược với Mỹ, với điều kiện là Trung Quốc có thể xây dựng một căn cứ hải quân trên bờ biển phía Nam của Đông Timor - điều mà Australia lo ngại nhất.

Thượng nghị sĩ Australia, Rex Patrick, hồi tháng 2 cho biết, Australia nên xem xét hậu thuẫn cho Tasi Mane để ngăn Đông Timor trở thành "chư hầu" của Trung Quốc.

Lên tiếng về những lo ngại của Australia về việc “Trung Quốc hóa” Đông Timor, cựu tổng thống Ramos Horta nói: “Cuộc đấu tranh gian khổ kéo dài 24 năm chống lại Indonesia đã dạy chúng tôi về ý nghĩa của sự độc lập. Trên thực tế, chúng tôi có quan hệ tích cực với Indonesia, Australia và Mỹ hơn là với Trung Quốc”.

Dưới góc nhìn của Rebecca Strating, một giảng viên chính trị tại đại học La Trobe Melbourne, việc Trung Quốc mua lại Tasi Mane không có nhiều lợi ích. “Tất cả phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo của Đông Timor là ai và họ đã chuẩn bị đến đâu để đưa Tasi Mane thành công. Như chúng tôi biết, Trung Quốc là bên duy nhất chuẩn bị xem xét dự án”, bà cho biết thêm.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement