11/09/2023 08:54
Công ty Trung Quốc và Thái Lan đua nhau 'lấp đầy' kinh tế Myanmar
Từ cơ sở hạ tầng đến hàng tiêu dùng, các công ty Trung Quốc và Thái Lan đã mở rộng hoạt động ở Myanmar khi chính phủ 2 bên vẫn duy trì quan hệ song phương, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Myanmar, một tổ chức nghiên cứu tư nhân, Myanmar đã phê duyệt 5,4 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tháng 2/2021, khi quân đội tiếp quản chính phủ và đến tháng 3 năm nay.
Dù vắng bóng vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu, dòng vốn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore vẫn giúp Myanmar trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Các quan chức của cả hai nước đang tiến hành việc xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar, một loạt các dự án nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương thông qua Myanmar. Các công ty đại lục đang dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng đường sắt và thép.
Liên minh Tài nguyên kỹ thuật và đầu tư năng lượng Vân Nam đang xây dựng một nhà máy điện giá trị 2,5 tỷ USD tại khu vực Ayeyarwady ở miền nam Myanmar. Nó sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng và tạo ra khoảng 1,4 gigawatt (GW) điện. Nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2027.
Sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc có thể được nhìn thấy trong ngành may mặc của Myanmar. Một số nhà máy địa phương thuộc sở hữu của người Trung Quốc đã đóng cửa trong tình trạng hỗn loạn ngay khi quân đội tiếp quản, với một loạt vụ đốt phá và cướp bóc.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm may mặc Myanmar, hơn 300 nhà máy của Trung Quốc tại Myanmar chiếm hơn một nửa số nhà sản xuất đang hoạt động tại nước này.
Các công ty Thái Lan cũng đang lấp đầy khoảng trống. Fraser và Neave thuộc sở hữu của Thai Beverage, một nhà sản xuất bia trụ sở tại Singapore, cho biết vào tháng 7 rằng họ sẽ chi 19,2 triệu đô la Singapore (14,1 triệu USD) để mua giấy phép rượu và quyền sử dụng đất ở Myanmar để xây dựng nhà máy bia tại địa phương.
Động thái này thể hiện sự mở rộng trong lĩnh vực F&B tại Myanmar. Từ năm 2019, công ty đã sản xuất và bán loại bia Chang đặc trưng của ThaiBev tại Myanmar thông qua một doanh nghiệp riêng.
Kinh tế ở Myanmar đang dần được khôi phục. Hai năm trầm lắng kể từ khi quân đội tiếp nhận đất nước, các nhà hàng và trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại ở các thành phố lớn.
Shinsuke Goto, người điều hành một công ty tư vấn dịch vụ doanh nghiệp mở rộng sang Myanmar, cho biết: "Các công ty Thái Lan lo lắng về việc tăng lương ở quê nhà, vì vậy họ chuyển sự chú ý sang chi phí lao động thấp của Myanmar".
Cơ sở sản xuất năng lượng của Thái Lan cũng đang có mặt tại Myanmar. Năm ngoái, Northern Gulf Petroleum đã mua lại quyền đối với dự án đốt khí đốt dưới biển Yetagun, sau khi Eneos Holdings của Nhật Bản và Petronas của Malaysia rút khỏi dự án.
Tập đoàn khai thác và sản xuất dầu khí doanh nghiệp quốc gia Thái Lan PTT đã đảm bảo vai trò điều hành chính của Total Energies.
Trong khi những người chỉ trích nói rằng việc mua khí đốt từ Myanmar để tài trợ cho quân đội thì quốc gia này lại đóng vai trò quan trọng về an ninh năng lượng trong khu vực. Myanmar cung cấp khoảng 15% lượng khí đốt tự nhiên mà Thái Lan tiêu thụ.
Các công ty đa quốc gia gia châu Âu đã rút khỏi lĩnh vực viễn thông và năng lượng của Myanmar, vốn có quan hệ chặt chẽ với quân đội. Họ cũng đang thu hẹp sự hiện diện của ngành may mặc.
H&M của Thụy Điển cho biết vào tháng 8 rằng, họ sẽ loại bỏ các đơn đặt hàng đối với hàng hóa có thể mặc định là sản phẩm của Myanmar. Công ty thời trang nhanh này đã đình chỉ các đơn đặt hàng mới từ Myanmar trong tình trạng hỗn loạn sau khi quân đội tiếp quản.
Thông báo của H&M được đưa ra sau một báo cáo gồm 20 trang của tổ chức phi chính phủ Trung tâm Nhân quyền và kinh doanh có trụ sở tại London. Báo cáo chỉ ra rằng có sự bất bình đẳng giữa mức lương và lực lượng lao động dưới quyền kiểm soát của quân đội.
Inditex của Tây Bản Nha, nhà điều hành chuỗi thời trang nhanh Zara, cũng tuyên bố rút dần dần khỏi Myanmar vào tháng 6, do xảy ra sự xung đột giữa các thành viên liên đoàn lao động yêu cầu tăng lương tại một nhà khách của hãng.
Mặc dù công ty nước giải khát Nhật Bản Kiri Holdings và Eneos đã rút khỏi Myanmar, nhưng hầu hết khoảng 400 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại nước này đều đang chờ thời cơ. Trong lịch sử, Nhật Bản và Myanmar có mối quan hệ thân thiện và thị trường hứa hẹn sẽ trưởng thành nếu tình hình chính trị ổn định.
Công trình xây dựng duy nhất tại Yoma Central là dự án phát triển bất động sản quy mô lớn ở Yangon do Mitsubishi Corp và Mitsubishi Estate đang tham gia xây dựng.
Toyota Motor bắt đầu hoạt động tại một nhà máy vào tháng 9/2022, nhà máy này đã được hoàn thành ngay trước khi quân đội tiếp quản.
Đối với những công ty đã bỏ vốn, việc ra đi là một lựa chọn khó khăn. Một kế toán viên Nhật Bản làm việc tại Myanmar cho biết, việc làm gia công ở nước ngoài sẽ vẫn còn tiếp tục trong các lĩnh vực như hệ thống sản xuất và dịch vụ, nơi mức lương thấp là một lợi thế.
(Nguồn: Nikkei Asia)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp