Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Cơn địa chấn' nào sẽ đến trên chính trường Nhật trong tháng Mười?

Phân tích

03/10/2017 09:44

Kêu gọi bầu cử sớm là một canh bạc của Thủ tướng đương nhiệm, ông Shinzo Abe. Ông hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu củng cố quyền lực nhưng cũng có thể “trắng tay”.

Các cuộc chạy đua vào nghị viện Nhật sẽ bắt đầu vào ngày 10/10, người dân Nhật sẽ đi bỏ phiếu vào ngày Hai mươi hai tháng Mười sau khi Thủ tướng Nhật giải tán Hạ viện Nhật vào tuần trước.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: BBC
Vậy những vấn đề chính cần quan tâm là gì, ai sẽ là những ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo nước Nhật tương lai?
Bài viết dưới đây của Nikkei sẽ giải đáp cho những vấn đề đó.
Tại sao lại có bầu cử sớm?
Nhiệm kỳ bốn năm của Hạ viện Nhật theo kế hoạch ban đầu sẽ kết thúc vào tháng Mười hai năm 2018, tuy nhiên nó đã diễn ra sớm hơn thường lệ bởi một số toan tính chính trị. Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nhật (LDP) tin rằng đây là thời điểm phù hợp để tiến hành bầu cử bởi Đảng Dân chủ đối lập đang có một số sự xáo trộn.
Gần đây, lãnh đạo của đảng này từ chức, ngoài ra, một chính trị gia cao cấp trong đảng cũng đối diện với nhiều bê bối tình ái ngoài hôn nhân.
Tỷ lệ ủng hộ đối với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng đang tăng chóng mặt, từ mức 39% vào tháng Bẩy khi đảng cầm quyền thua cuộc trong cuộc bầu cử tại Tokyo do bê bối bủa vây Thủ tướng Shinzo Abe khi đó lên mức 50% vào tháng Chín.
They cho việc chờ đến khi hết nhiệm kỳ, không ít Thủ tướng Nhật đã kêu gọi bầu cử sớm để tăng tối đa cơ hội thắng cử cho đảng của mình. Họ được phép làm vậy theo điều Bẩy Hiến pháp Nhật. Thủ tướng có quyền giải tán Hạ viện với sự đồng ý của nội các.
Trong ngày thứ Hai, Thủ tướng Abe chia sẻ với giới truyền thông rằng ông muốn có một lực lượng mới để giải quyết hai vấn đề rất lớn mà nước Nhật đang đối mặt bao gồm: cuộc khủng hoảng nhân khẩu học và mối hiểm họa an ninh từ Triều Tiên. Ông khẳng định cuộc bầu cử sớm là cần thiết để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng quốc gia của nước Nhật.
Ông cũng đề xuất tiếp tục tăng thuế tiêu dùng và sử dụng nguồn tiền thu được để cung cấp giáo dục miễn phí. Đồng thời ông cũng định sửa đổi hiến pháp.
Chiến thắng của Đảng cầm quyền sẽ như thế nào?
Hiện tại, Hạ viện Nhật có tất cả 465 ghế. Trong buổi họp báo ngày thứ Hai, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố đảng của ông đặt mục tiêu giành được ít nhất 233 ghế để giữ thế đa số. Cho đến nay, đảng LDP của Thủ tướng Nhật vẫn giữ được thế đa số với 287 ghế. Trong đó bao gồm 35 ghế do đảng liên minh nắm giữ.
Nếu đảng LDP không giành được đa số ghế sau cuộc bầu cử và chỉ có thể duy trì được việc này nhờ vào sự hỗ trợ của đảng liên mình Komeito, nhiều khả năng người ta sẽ kêu gọi ông Abe từ chức Thủ tướng – điều đó chính là một thất bại.
Cuộc chạy đua sẽ diễn ra như thế nào?
Trong năm ngoái, tổng số ghế trong Hạ viện Nhật đã được điều chỉnh giảm xuống 475 trong động thái giảm sự chênh lệch giữa các khu vực đô thị và nông thôn.
Hệ thống chính phủ của Nhật mô phỏng theo hệ thống của Anh: Thủ tướng được Nghị viện chọn còn nội các chọn Thủ tướng.
Thủ tướng được lựa chọn dựa trên phiếu bầu từ Thượng viện và Hạ viện.
Nếu lựa chọn của Thượng viện và Hạ viện khác nhau, lựa chọn của Hạ viện sẽ được ưu tiên. Thông thường, người đứng đầu đảng phái chính trị với đa số phiếu trong Hạ viện sẽ trở thành Thủ tướng. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ.
Để có thể trở thành Thủ tướng hợp lệ, chính trị gia đó phải thuộc về nghị viện. Chính vì vậy, nước Nhật sẽ không bao giờ chấp nhận một nhân vật bên ngoài như doanh nhân Donald Trump nhanh chóng leo lên đỉnh cao quyền lực.
Một trong những nhân vật chính trị gia nổi bật trên chính trường Nhật thời gian gần đây chính là bà Yuriko Koike, người đã trở thành thị trưởng của Tokyo. Bà có thể trở thành một nhân vật đối chọi đáng gờm của ông Abe.
Tuy nhiên, bà sẽ không thể trở thành Thủ tướng Nhật trừ khi bà được bầu vào nghị viện Nhật, nơi bà đã từng tham gia từ năm 1992 đến năm 2016. Chỉ khi vào được nghị viện, bà mới có cơ hội được bầu làm Thủ tướng. Nếu khả năng trên xảy ra, bà sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật.
TRUNG MẾN (Bizlive)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement