Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu áp dụng với lớp 1 từ năm học 2020-2021

Phân tích

27/12/2018 20:30

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tại cuộc họp báo công bố nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới, chiều 27/12, đại diện Ban soạn thảo chương trình cùng lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới như: những điểm mới của chương trình; lộ trình thực hiện; công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; vấn đề sách giáo khoa….

Xuất hiện một số môn học mới

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết: Điểm khác biệt đáng kể của Chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành đó là quá trình 12 năm học được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản bao gồm cấp Tiểu học (5 năm), cấp Trung học Cơ sở (4 năm); giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, tương ứng với cấp Trung học Phổ thông (3 năm).

Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu áp dụng với lớp 1 từ năm học 2020-2021

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều học những nội dung giáo dục về cơ bản giống nhau. Ở giai đoạn giáo dục sau Trung học Cơ sở, học sinh được phân luồng và được lựa chọn môn học theo sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp.

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Đồng thời, thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ; Tin học; Công nghệ; Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới. Cấp Tiểu học có các môn: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm. Cấp Trung học Cơ sở có các môn: Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Cấp Trung học Phổ thông có môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Việc đổi tên môn Kỹ thuật ở cấp Tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kỹ thuật. Ở cấp Trung học Cơ sở, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành Lịch sử, Địa lý. Chương trình hai môn học này được thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.  

Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu áp dụng với lớp 1 từ năm học 2020-2021

Một điểm mới đáng chú ý của Chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là tăng thêm thời lượng các môn học Giáo dục thể chất và thẩm mỹ. Trong đó, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành.

Bên cạnh đó, ở cấp Trung học Phổ thông, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ Giáo dục thể chất. Thời lượng học các môn nghệ thuật ở Tiểu học và Trung học Cơ sở chiếm từ 6% đến 7% tổng thời lượng học.

Ở Trung học phổ thông, thời lượng học mỗi môn học Âm nhạc, Mỹ thuật tương đương thời lượng học các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học.

Bắt đầu áp dụng từ năm học 2020-2021

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu áp dụng với lớp 1 từ năm học 2020-2021

Đối với việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đã bắt đầu từ 5 năm trước. Hiện tại, nhiều giáo viên đã bước đầu áp dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học nên sẽ không quá bỡ ngỡ trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa (bao gồm bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn và sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân) để kịp thời triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 năm học 2020-2021. 

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement