16/06/2022 08:55
Chứng khoán Mỹ đi lên sau khi Fed nâng lãi suất
Chứng khoán tăng vào ngày 15/6 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,75%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994.
Chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 54,51 điểm, tương đương 1,5%, lên 3.789,99 điểm, chấm dứt chuỗi 5 ngày giảm điểm liên tiếp. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 303,70 điểm, tương đương 1%, lên 30.668,53 điểm trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 270,81 điểm, tương đương 2,5%, lên 11.099,15 điểm.
Trước đó, cùng ngày, FED thông báo quyết định tăng lãi suất với mức tăng mạnh nhất trong gần 30 năm sau khi lạm phát tăng đột biến vào tháng Năm. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của FED cho biết quyết định nâng phạm vi lãi suất cơ bản của ngân hàng lên 1,5-1,75%. Đây là lần tăng lãi suất với mức tăng 0,75% đầu tiên của FED kể từ năm 1994.
Barry Gilbert, chiến lược gia phân bổ tài sản của LPL Financial cho biết: “Lập trường tích cực hơn vẫn có thể phù hợp với mục tiêu nhẹ nhàng đối với nền kinh tế, nhưng con đường đang ngày càng hẹp hơn. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng Fed có thể lùi lại dự báo mới về mức lãi suất chuẩn 3,4% vào cuối năm nay, nhưng hiện tại, họ đang thể hiện sự quyết tâm".
Boeing và các cổ phiếu khác đã tăng cao hơn với hy vọng rằng lãi suất có thể tăng mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái (Boeing tăng 9,5%). Các ngân hàng và tài chính trong khu vực cũng tăng điểm.
Cổ phiếu công nghệ bị đánh giá cao khi S&P 500 trượt dài trong "lãnh thổ" thị trường giá xuống tháng này, dẫn đầu đà tăng của thị trường với Amazon và Tesla, mỗi bên tăng hơn 5% vào hôm qua. Netflix cũng tăng 7,5%.
Châu Á - Thái Bình Dương
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương tăng điểm vào sáng nay (16/6), sau khi Fed nâng lãi suất chuẩn thêm 0,75%.
Đây là lần tăng lãi suất lớn nhất của Ngân hàng Trung ương Mỹ kể từ năm 1994. Động thái này được đưa ra sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại đây tiếp tục tăng nóng.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng gần 2% sau khi thị trường mở cửa, nó chuyển xanh giữa các chỉ số nhà sản xuất ô tô và cổ phiếu công nghệ. Sony tăng gần 2,4%, Softbank Group tăng khoảng 1,45% trong khi Toyota tăng gần 4%.
Tại Úc, S&P/ASX 200 được giao dịch cao hơn khoảng 0,6%. Rio Tinto, Fortescue Group và BHP đều tăng gần 2%. Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng tăng 1,61%.
Dữ liệu kinh tế của Châu Á Thái Bình Dương ngày nay bao gồm số liệu thất nghiệp của Úc và dữ liệu thương mại của Nhật Bản.
Tiền tệ
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,67%, đạt mức 104,85.
Đồng bạc xanh đã suy yếu so với đồng Euro trong phiên giao dịch vừa qua, sau thông tin về một cuộc họp bất ngờ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, các hành động chính sách tiền tệ của ECB có thể ảnh hưởng đến 19 quốc gia trong khu vực đồng Euro. Với áp lực bán tháo, đồng USD giảm trong khi đồng Euro đã tăng 0,36%, đạt mức 1,0452 USD.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh đã phục hồi từ mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ tháng 3/2020 vào phiên giao dịch vừa qua, với mức tăng 1,71%, đạt 1,2202 USD. Tuy nhiên, áp lực tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh đang chậm lại và xung đột thương mại tiềm ẩn với Liên minh châu Âu đang đè nặng lên đồng tiền này.
Đồng yên Nhật được giao dịch ở mức 134,07 JPY/ USD, mạnh lên rõ rệt so với giao dịch đầu tuần này. Đồng đô la Úc ở mức 0,7002 AUD/ USD, cũng tăng so với đô la Mỹ sau khi suy yếu xuống 0,68 AUD vào đầu tuần này.
(Nguồn: CNBC)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp