Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chính phủ Mỹ công bố chương trình dán nhãn các thiết bị thông minh

Số hóa

19/07/2023 14:37

Nhiều thiết bị nhà thông minh sẽ sớm được dán nhãn giúp người tiêu dùng giải mã mức độ an toàn thực sự của những sản phẩm này.

Khi ngôi nhà của chúng ta tiếp tục trở nên thông minh hơn, thì nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa bổ sung trên các thiết bị cũng tăng theo. Giờ đây, chính phủ liên bang đang thực hiện các bước để giúp bạn dễ dàng biết được mức độ an toàn của một số thiết bị nhất định.

Theo công bố của Nhà Trắng ngày 18/7, chính phủ Mỹ đang đề xuất một chương trình chứng nhận an ninh mạng, trong đó bao gồm việc dán nhãn các thiết bị điện tử nhằm giúp người dùng đưa ra lựa chọn an toàn và ít bị tấn công mạng hơn.

Động thái này nằm trong khuôn khổ chương Trình "US Cyber Trust Mark" do Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Jessica Rosenworcel đề xuất. 

Với chương trình này, chính phủ Mỹ sẽ nâng cao tiêu chuẩn an ninh mạng trên các thiết bị thông minh phổ biến hiện nay bao gồm tủ lạnh, lò vi sóng, TV, thiết bị hỗ trợ theo dõi việc tập thể dục hay các thiết bị khác. Mục tiêu của chương trình là cung cấp các công cụ để người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về độ an toàn tương đối của các sản phẩm mà họ chọn mang vào nhà.

Chính phủ Mỹ công bố chương trình dán nhãn các thiết bị thông minh - Ảnh 1.

Nhà Trắng cho biết họ đang hợp tác với nhiều công ty công nghệ lớn ở Mỹ như Amazon, Google và Best Buy để nghiên cứu chương trình chứng nhận và dán nhãn các thiết bị IoT đạt chuẩn “an toàn mạng”.

Theo chương trình mới được đề xuất, người tiêu dùng sẽ thấy một nhãn dán "US Cyber Trust Mark" ở dạng logo hình khiên đối với các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí an ninh mạng mới. FCC dự kiến sẽ lấy ý kiến của công chúng về việc triển khai chương trình dán nhãn an ninh mạng tự nguyện trong khi chương trình này dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2024.

Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) sẽ xác định các tiêu chuẩn an ninh mạng cần thiết cho các bộ định tuyến cấp độ người tiêu dùng vào cuối năm 2023. Những kẻ xấu có thể thao túng các bộ định tuyến cấp độ người tiêu dùng không có bảo mật mạnh để nghe lén và tấn công mạng vào các thiết bị khác. 

Tiêu chí của nó sẽ xác định xem một sản phẩm có nên được dán nhãn và chứng nhận hay không, sử dụng các yếu tố như khả năng phát hiện sự cố và mật khẩu mặc định mạnh. 

Đồng thời, Bộ Năng lượng Mỹ đang hợp tác với Phòng thí nghiệm Quốc gia, cùng với các đối tác khác, để xác định con đường tốt nhất để phân loại đồng hồ thông minh và bộ biến tần đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng.

Trong ngày 18/7, FCC sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc gia với Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Mỹ - nhãn sẽ được áp dụng cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí an ninh mạng.

Chính phủ Mỹ công bố chương trình dán nhãn các thiết bị thông minh - Ảnh 2.

Các nhãn dán mới lên thiết bị điện tử thông minh do chính phủ Mỹ đề xuất sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn các thiết bị an toàn trước các cuộc tấn công mạng.

Cùng với FCC, Cơ quan An ninh Cơ sở Hạ tầng và An ninh Mạng sẽ đóng vai trò hướng dẫn người tiêu dùng tìm kiếm nhãn mới khi đưa ra quyết định mua hàng và khuyến khích các nhà bán lẻ lớn của Mỹ ưu tiên các sản phẩm được dán nhãn khi bày bán chúng trên kệ và thông qua hình thức trực tuyến.

Để có thể nhận được logo, các công ty sẽ phải đạt được các tiêu chí an ninh mạng cụ thể do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) công bố, ví dụ như yêu cầu mật khẩu mặc định mạnh và duy nhất, bảo vệ dữ liệu, cập nhật phần mềm và khả năng phát hiện sự cố.

Tính tới hiện tại, Nhà Trắng cho biết các tập đoàn lớn như Amazon, Best Buy, Google, LG Electronics U.S.A., Logitech và Samsung là những doanh nghiệp đã cam kết tăng cường an ninh mạng cho các sản phẩm của mình nhằm hưởng ứng thông báo của chính phủ.

Tháng 3 vừa qua, Nhà Trắng đã công bố Chiến lược không gian mạng quốc gia, trong đó kêu gọi các nhà sản xuất phần mềm và các công ty cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm đối với việc bảo đảm hệ thống của họ không thể bị tin tặc tấn công.

Chiến lược này cũng nhằm tăng cường nỗ lực của các cơ quan như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Quốc phòng trong việc triệt phá các hoạt động của tin tặc và các nhóm ransomware trên khắp thế giới.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement