Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong gần 2 năm

Kinh tế thế giới

09/11/2022 14:31

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đã giảm trong tháng 10 lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020, kéo theo sự sụt giảm của giá sắt thép, theo dữ liệu chính thức được công bố vào hôm thứ Tư (9/11).

Chỉ số giá sản xuất, theo dõi giá nguyên liệu và các chi phí đầu vào khác, đã giảm 1,3% trong tháng 10 so với một năm trước đó, theo một cuộc khảo sát của Reuters.

Trong tháng 10, giá kim loại đen, bao gồm sắt thép và than chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong chỉ số giá sản xuất.

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 10 giảm lần đầu tiên trong gần 2 năm - Ảnh 1.

Một lò nung tại một nhà máy thép vào tháng 8/2022 ở tỉnh Giang Tây. Ảnh: Zhang Yu/Getty Images.

Những thay đổi trong chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc bắt nguồn từ những thay đổi tương tự của Mỹ trong khoảng từ một hoặc hai tháng trước, Francoise Huang, nhà kinh tế cấp cao tại Allianz Trade, cho biết.

Trong khi lạm phát gia tăng ở Mỹ và châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn giảm do nhu cầu trong nước mờ nhạt. Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ COVID-19 đã kéo GDP của Trung Quốc xuống 3% trong năm, tính đến quý III/2022.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng 2,1% vào tháng 10 so với một năm trước, thấp hơn dự báo của Reuters về mức tăng 2,4%.

Thịt heo, một thực phẩm chủ yếu ở Trung Quốc, tăng 51,8%, trong khi trái cây tăng 12,6%. Tuy nhiên, giá rau tươi giảm 8,1%, đảo ngược mức tăng của tháng trước.

Nếu không tính lương thực và năng lượng, chỉ số CPI cốt lõi đã tăng 0,6% trong tháng 10 - không thay đổi so với tháng trước. Theo Wind Information, tốc độ đó đã được xem là chậm nhất kể từ tháng 3/2021.

Trung Quốc tuần này đã báo cáo dữ liệu thương mại cho thấy sự sụt giảm bất ngờ trong xuất khẩu vào tháng trước, kéo theo sự sụt giảm doanh thu hàng hóa sang Mỹ và EU. Nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm, phản ánh nhu cầu trong nước yếu.

(Nguồn: CNBC)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement