Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc

Báo cáo phân tích

21/02/2024 09:55

Châu Phi đã cấm giết mổ lừa để lấy da, giáng một đòn mạnh vào thị trường béo bở của Trung Quốc đối với một loại 'thuốc truyền thống' làm bằng gelatin chiết xuất từ da lừa.

Cơn sốt 'càn quét' châu Phi

Tại châu Phi, lừa được đánh giá cao trong việc giúp con người vận chuyển nước và hàng hóa, một số chủ sở hữu thậm chí coi chúng là "bạn tri kỷ".

Tuy nhiên, khoảng 1 thập kỷ trước, nhu cầu ngày càng gia tăng từ Trung Quốc đối với da lừa đã bắt đầu cắt đứt huyết mạch quan trọng này. Da lừa được sử dụng để làm e'jiao (cao da lừa) - một phương thuốc cổ truyền đã 2.500 tuổi nhưng bỗng trở nên phổ biến sau khi xuất hiện trong một bộ phim truyền hình Trung Quốc.

Được sản xuất từ gelatin chiết xuất từ da lừa, e'jiao ngày nay được bán trên thị trường cho các chị em phụ nữ như một loại thuốc bổ máu giúp tăng cường khả năng sinh sản, khắc phục chứng chóng mặt, mất ngủ và các bệnh khác, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học đáng tin cậy chứng minh hiệu quả của nó.

Ejiao từng được biết đến như một loại thuốc dành cho hoàng đế nhưng hiện được bán cho người dân giàu có của Trung Quốc. Collagen được chiết xuất bằng cách đun sôi da lừa, sau đó trộn với các loại thảo mộc và các thành phần khác thành dạng thanh, dạng viên và dạng lỏng, trở thành một thành phần phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp, bao gồm kem bôi mặt và kem dưỡng ẩm.

Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 1.

Nhu cầu về cao da lừa (ejiao) ngày càng tăng ở Trung Quốc, khiến nhu cầu về da trên toàn cầu tăng vọt. Ảnh: AFP

Đặc điểm sinh học của lừa khiến người ta không thể nhân giống chúng hàng loạt như gia súc. Trong khi đó, ngành công nghiệp e'jiao mới phát triển của Trung Quốc tiêu thụ từ 2,3-4,8 triệu tấm da lừa mỗi năm, hầu hết lấy từ châu Phi do nguồn cung trong nước đã dần cạn kiệt.

Chỉ trong vòng 2 thập kỷ, đàn lừa của Trung Quốc, từng xếp hạng đông nhất thế giới, đã giảm từ 11 triệu xuống còn dưới 6 triệu con. Khi đó, các lò mổ được mở ra trên khắp châu Phi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc, nạn trộm lừa cũng bắt đầu tăng vọt, làm suy yếu các cộng đồng và các gia đình phụ thuộc vào chúng.

Ngoài nhập khẩu da lừa từ các nước như Brazil, Pakistan và Australia, châu Phi vẫn là thị trường chính của hoạt động thương mại này của Trung Quốc. Chu kỳ sinh sản của lừa, thời gian mang thai của con cái có thể kéo dài hơn một năm - có nghĩa là loài động vật này không thể được nhân giống nhanh chóng để thay thế đàn đã mất.

Quyết định lịch sử

Nhưng các nguyên thủ quốc gia của Liên minh châu Phi (AU) hôm Chủ nhật đã phê chuẩn một lệnh cấm 15 năm đối với việc buôn bán da lừa. Các tổ chức bảo vệ động vật hoan nghênh quyết định này như một "thời điểm lịch sử".

Lệnh cấm được đề xuất vào tháng 11 bởi ủy ban kỹ thuật chuyên môn về nông nghiệp, phát triển nông thôn, nước và môi trường của AU và được các nhà lãnh đạo đang ở Addis Ababa phê chuẩn vào phiên họp thường kỳ lần thứ 37 của Hội đồng AU.

Châu Phi là nơi sinh sống của khoảng 2/3 số lừa trên thế giới. Ethiopia với gần 100 triệu động vật được mệnh danh là "thủ đô lừa của thế giới". Sudan, Pakistan và Chad cũng nằm trong số những nước sản xuất hàng đầu thế giới.

Lừa rất khó nuôi, thời gian mang thai có thể kéo dài hơn một năm. Bất kỳ trở ngại nào đối với việc nhập khẩu da của Trung Quốc đều có thể gây áp lực lên ngành công nghiệp ejiao đang bùng nổ.

Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 2.

Kenya và Tanzania đã cấm việc giết mổ lừa vì thiếu hụt vật nuôi. Ảnh: Handout

Từ Nigeria đến Nam Phi, nạn buôn lậu da lừa cho thương lái Trung Quốc trở nên phổ biến. Có những nhóm tội phạm lùng sục khắp các vùng nông thôn để tìm kiếm những người sẵn sàng bán da lừa, trong khi lách lệnh cấm xuất khẩu và các quy định khác về thời điểm cũng như cách thức giết mổ động vật.

Trên khắp lục địa châu Phi, giá da lừa đã tăng chóng mặt. Nếu như trước đó, lừa chỉ có giá 8 USD/con thì do nhu cầu từ Trung Quốc, giá lừa đã tăng lên 150 USD/con, tạo ra một ngách kinh tế bất hợp pháp thu lợi hàng chục triệu USD mỗi năm.

Ngoài châu Phi, một số quốc gia tại châu Á đã nhìn thấy cơ hội trong nhu cầu da lừa ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Các quan chức tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan đã đề xuất xuất khẩu sang Trung Quốc 80.000 con lừa sống mỗi năm theo khuôn khổ Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan.

Pakistan là 1 trong 9 quốc gia cấm xuất khẩu da lừa vì mục đích tôn giáo, thịt lừa là điều cấm kị đối với nhiều người dân nước này. Người ta lo nếu chỉ xuất khẩu da lừa thì phần thịt lừa còn lại sẽ được đem ra chợ bán dưới danh nghĩa thịt bò. Do vậy, để lách luật và nắm bắt cơ hội từ Trung Quốc, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa đã nghĩ ra cách xuất khẩu lừa sống.

Lệnh cấm ở châu Phi diễn ra sau sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng và các nhóm bảo vệ quyền động vật, những người cho rằng những con lừa bị đối xử tàn nhẫn hoặc bị đánh cắp từ những người nông dân sống dựa vào chúng.

Đối với những người dân nghèo ở nông thôn châu Phi, lừa được sử dụng để vận chuyển người và hàng hoá, đặc biệt là ở những vùng khô hạn và xa xôi. Ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, lừa vẫn có thể di chuyển quãng đường dài và tải nặng mà không có dấu hiệu mệt mỏi.

Brooke East Africa, một trong những hiệp hội đã làm việc với Cục Tài nguyên Động vật Liên châu Phi của Liên minh châu Phi để thúc đẩy lệnh cấm, đã hoan nghênh quyết định này. Tiến sĩ Raphael Kinoti, giám đốc khu vực của hiệp hội cho biết: "Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với loài lừa trên toàn thế giới và đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học bản địa ở châu Phi".

Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 3.

Lừa là phương tiện vận chuyển chính, đặc biệt là ở những vùng nóng, khô và vùng sâu vùng xa. Ảnh: AP

Lừa châu Phi "bốc hơi" vì thần dược Trung Quốc

Việc giết mổ lừa để lấy da đã gây ra nhiều tiêu cực, từ làm xói mòn sinh kế ở châu Phi đến cướp đi văn hóa, đa dạng sinh học và bản sắc của lục địa này. Việc buôn bán trái phép cao da lừa đang khiến cuộc sống của phụ nữ và người nghèo ở nông thôn châu Phi bị thụt lùi. 

Tổ chức từ thiện bảo vệ động vật The Donkey Sanctuary cũng hoan nghênh động thái này, cho biết nó sẽ giúp bảo vệ 33 triệu con lừa của lục địa này khỏi bị đánh cắp, buôn bán và giết mổ.

Tổ chức từ thiện cho biết họ sẽ bảo vệ hàng chục nghìn cộng đồng ở châu Phi dựa vào lừa để đảm bảo an sinh và sinh kế.

Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Marianne Steele, người mô tả quyết định của AU đã đánh vào "trung tâm của hoạt động buôn bán tàn bạo".

Bà nói: "Chúng tôi hy vọng rằng quyết định này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để phần còn lại của thế giới hành động ngay bây giờ, không chỉ để cứu quần thể lừa của chúng ta mà còn tích cực nhận ra giá trị của chúng và bảo vệ chúng đúng cách".

Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 4.
Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 5.
Châu Phi cấm buôn bán da lừa, 'chặt đứt' nguồn cung 'thần dược' của Trung Quốc- Ảnh 6.

Các nhà khoa học lo ngại cơn sốt "thần dược" của Trung Quốc kéo theo nguy cơ lây lan các bệnh chết người từ châu Phi sang châu Á. Ảnh: National Geographic

"Nếu việc khai thác lừa tiếp tục với tốc độ như chúng ta đã chứng kiến, thì trong 3 đến 6 năm nữa, lừa có thể cùng với tê giác và voi trở thành loài có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Phi", báo cáo cho biết.

Trên khắp châu Phi, đã có nhiều trường hợp trộm lừa được báo cáo. Trong đó, có nhiều hộ gia đình ở nông thôn thức dậy và thấy lừa của họ bị trộm mất. 

"Do giá trị ngày càng tăng, nạn trộm cắp trở nên tràn lan, đôi khi những tên trộm bắt sạch toàn bộ lừa trong một ngôi làng chỉ trong một đêm. Và do giá tăng cao nhiều người châu Phi đang dựa vào những con vật này để kiếm sống cũng không thể mua những con lừa thay thế", Janneke Merkx - giám đốc chiến dịch của tổ chức từ thiện The Donkey Sanctuary có trụ sở tại Anh, cho biết.

Tanzania và Bờ Biển Ngà cũng đã cấm buôn bán lừa, trong khi Kenya đóng cửa 4 lò mổ do Trung Quốc sở hữu vào năm 2020 để đối phó với các vụ trộm lừa ngày càng gia tăng.

Bên kia Đại Tây Dương ở Brazil, dự luật cấm giết mổ lừa và ngựa sẽ được trình lên Ủy ban Hiến pháp và Tư pháp của Quốc hội nước này sau khi được cả ủy ban nông nghiệp và môi trường thông qua.

Brazil là một trong những thị trường da lừa lớn nhất của Trung Quốc, nhưng loài vật này cũng có ý nghĩa văn hóa đối với người dân Brazil. Các lệnh cấm ở Brazil và châu Phi sẽ cắt đứt nguồn cung của Trung Quốc từ hai trong số những thị trường lớn nhất trong thương mại.

(Nguồn: Reuters/SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement