21/03/2019 16:01
Châu Âu thách thức các cảnh báo của Mỹ về mạng 5G của Huawei
Mùa Hè năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump khởi động một chiến dịch thuyết phục các quốc gia đồng minh ở châu Âu "tẩy chay" thiết bị của Huawei.
Còn hiện tại, châu Âu và Hoa Kỳ đang đối đầu với nhau về vai trò của Huawei trong tương lai của mạng 5G.Trong khi chính quyền Donald Trump, đã cố gắng gây áp lực với các nước đồng minh, bao gồm cả các nước ở châu Âu, để cấm công ty Trung Quốc triển khai thế hệ công nghệ mạng di động tiếp theo 5G nhưng một số quốc gia như Đức và Anh đang bỏ qua những cảnh báo của Mỹ.
Mỹ cáo buộc rằng thiết bị mạng của Huawei có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Huawei đã nhiều lần phủ nhận rằng thiết bị của họ không có bất kỳ rủi ro nào và cho biết họ sẽ không bao giờ cho phép Bắc Kinh có được dữ liệu của khách hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ về sự đảm bảo của Huawei, vì Luật an ninh quốc gia Trung Quốc dường như buộc các công ty hoạt động tại nước này phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của Chính phủ đối với thông tin đó.
Nhiều chuyên gia cho rằng mạng công nghệ hiện đại nhất 5G sẽ bị kiểm soát bởi Trung Quốc, điều này sẽ là rủi ro an ninh với các quốc gia sử dụng thiết bị từ Huawei. 5G không chỉ là làm cho internet di động nhanh hơn, nó sẽ củng cố công nghệ khác từ những chiếc xe không người lái cho đến cái gọi là thành phố thông minh. Mỹ muốn trở thành một nhà cung cấp hàng đầu và Trung Quốc cũng vậy.
Một triễn lãm công nghệ 5G của Huawei. |
Bất chấp sự phản đối của Washington, Đức không loại trừ Huawei sẽ trở thành một phần của cơ sở hạ tầng 5G quốc gia. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hồi đầu tháng này rằng nước này sẽ xác định các tiêu chuẩn an ninh mạng của riêng mình.
Nhưng không chỉ Đức đang thách thức Chính phủ Mỹ. Chính phủ Italy cũng đã bác bỏ lời cảnh báo của Mỹ, một phần vì Rome đang muốn gia tăng quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Người đứng đầu cơ quan tình báo Anh đã phát tín hiệu rằng nước này có thể sẽ không cấm thiết bị Huawei, với lý do thiếu lựa chọn khả thi khác để nâng cấp hệ thống mạng viễn thông của Anh.Ngay cả các nhà mạng riêng lẻ cũng bày tỏ mối quan tâm của họ về việc loại bỏ Huawei khi triển khai 5G.
Các nhà mạngviễn thông lớn như Vodafond, Deutsche Telekom, và Orange đều cảnh báo rằng việc "cấm cửa" Huawei sẽ gây trì hoãn việc triển khai mạng 5G nhiều năm trời và đẩy chi phí gia tăng thêm nhiều tỷ USD.
Các chuyên gia nói rằng trong khi việc triển khai 5G của Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Huawei nhưng châu Âu có thể bị ảnh hưởng. Nikhil Batra-Giám đốc nghiên cứu viễn thông cao cấp tại IDC cho biết các doanh nghiệp của các nhà mạng châu Âu đã gặp khó khăn so hơn với các công ty ở Mỹ, vì vậy họ muốn thỏa thuận rẻ nhất có thể cho thiết bị 5G, thứ mà Huawei có thể cung cấp.
"Trong lịch sử, Huawei là người chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh về thị trường và giá cả so với các công ty lớn khác", Batra nói với CNBC hôm 21/3.
Các nước châu  không thấy bằng chứng chắc chắn nào về các cáo buộc của Mỹ và đó là một lý do tại sao họ không tuân theo sự cảnh báo của Mỹ. Lập luận của Mỹ là công nghệ của Huawei có thể cho phép gián điệp để thực hiện thu thập thông tin tình báo cho Bắc Kinh.
Và không chỉ có các nước châu Âu bác bỏ cảnh báo của Mỹ, một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á, đã ra mắt bản thử nghiệm 5G với công nghệ của Huawei vào tháng 2 vừa rồi.Nhưng có vẻ như Mỹ không lung lay ý chí về việc cấm Huawei, bất chấp các đồng minh ở châu Âu đang bác bỏ cảnh báo của mình.
Giám đốc điều hành AT&T Randall Stephenson đã tuyên bố vào hôm 20/3 rằng, Huawei đang khiến các nhà mạng châu Âu gặp khó khăn khi bỏ Huawei làm nhà cung cấp vì công ty là một phần quan trọng trong mạng 4G hiện tại của họ.
"Nếu bạn đang dùng công nghệ 4G của Huawei, họ sẽ không cho phép bạn tương tác và nâng cấp lên 5G bằng các thiết bị của công ty khác, vì vậy nếu loại bỏ Huawei bạn sẽ mắc kẹt ở 4G", theo ông Step Stephenson.
Người đứng đầu AT&T cho biết, Chính phủ Mỹ nên giải thích rõ hơn về vấn đề của họ với Huawei. Rủi ro lớn nhất không phải là Chính phủ Trung Quốc có thể lắng nghe các cuộc đối thoại hoặc dữ liệu của họ, mà 5G sẽ là một cơ sở hạ tầng quan trọng như vậy và Chính phủ nên thận trọng về việc các nhà cung cấp là ai.
Huawei từ chối bình luận về nhận xét của Stephenson khi được CNBC liên hệ.
Advertisement
Advertisement