Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Á có thể là động lực của nền kinh tế thế giới, khi Mỹ và Anh đang khủng hoảng

Phân tích

10/09/2019 12:22

Tăng trưởng ở các thị trường mới nổ sẽ dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm các nước tiên tiến đang tăng trưởng một cách chậm chạm.

Đây là quan điểm của ông Ian Goldin, Phó chủ tịch Ngân hàngThế giới, Giáo sư trường Oxford. Theo đó, cuộc chiến thương mại có ít tác động đến nềnkinh tế Mỹ nhưng lại có nhiều ảnh hưởng với bên ngoài. Hiện tại, kinh tế Mỹ có thể đang đắm chìm trong quả ngọt bởi tác động của các hoạt động kích thích tài khóa, chẳng hạn như giảm thuế, mà Tổng thống Donald Trump theo đuổi. Tuy nhiên, sức mạnh cơ bản phần lớn sẽ tới từ các thị trường nước ngoài. 

Dòng xe đang di chuyển trên một con đường ở TP.HCM, thành phố năng động bậc nhất châu Á - Ảnh: Getty Images
Dòng xe đang di chuyển trên một con đường ở TP.HCM, thành phố năng động bậc nhất châu Á - Ảnh: Getty Images

“Tăng trưởng bình quân của các thị trường mới nổi đạt hơn 4,5% và điều đó đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới”, theo ông Goldin, hiện đang là giáo sư Oxford. “Nếu không có tăng trưởng cao như vậy ở các thị trường mới nổi”, ông nói với CNBC, “chúng ta sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm hơn nữa ở Mỹ và châu Âu”.

Trung Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á luôn đi đầu trong sự tăng trưởng đó, Goldin lưu ý. Goldin cũng hy vọng việc tăng trưởng của nền kinh tế lớn thú 2 thế giới sẽ duy trì ở mức 6% trong thập kỷ tới và các thị trường mới nổi cũng có thể duy trì ở mức xung quanh đó. 

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang nhìn thấy một sự tái cân bằng, một sự tái cân bằng lịch sử. Trung tâm của trọng lực rõ ràng đang di chuyển tới châu Á. Đó là điều tốt. Chúng ta sẽ thấy tăng trưởng toàn cầu lớn hơn ở những nơi thực sự cần nó, các nước đang phát triển", Goldin nói.

Mỹ và Anh đang "khủng hoảng tuổi trung niên"

Sự dịch chuyển đó sẽ làm cho nền kinh tế toàn cầu trở nên “kiên cường” hơn so với trước đây. Nó sẽ khác với hình thái “Một khi Mỹ bị lạnh, phần còn lại của thế giới cũng chẳng thể sốt”, Goldin dẫn lại.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ được miễn dịch trong một tương lai chậm lại. Thực tế, càng hướng nội, Mỹ sẽ càng dễ bị tổn thương. Goldin dự đoán sự chậm lại của Mỹ sẽ xảy ra khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử 2020 và Tổng thống Trump sẽ mất khá nhiều công sức để hùng biện chống lại điều đó. 

“Tôi nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do chủ nghĩa bảo hộ, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của cử tri đối với việc bỏ phiếu cho Tổng thống Trump”, ông Goldin nói. Goldin đã ví sự thay đổi nêu trên như một cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” đối với Mỹ, Anh, và ở một mức độ thấp hơn là châu Âu, khi họ sẽ phải chấp nhận vị trí mới của mình trong trật tự thế giới mới.

“Khi châu Âu - và ở một mức độ lớn hơn nhiều là Mỹ và Anh - nhận ra rằng họ sẽ không còn có thể dẫn dắt thế giới nữa, tôi nghĩ họ sẽ gặp vấn đề về điều chỉnh”, ông nói. “Nó giống như, một phần nào đó, cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” của các giám đốc điều hành.

Nhưng về lâu dài, Goldin cho biết ông lạc quan rằng Mỹ sẽ tìm thấy vai trò mới của mình.

“Tôi nghĩ, chúng ta sẽ thấy Mỹ cuối cùng nổi lên như một người chơi trong ván bài tay ba, khi họ nhận ra rằng họ là một phần của thế giới toàn cầu, nhưng đó sẽ là một quá trình đầy thách thức”, ông lưu ý.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement