Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

"Canh bạc tất tay" của Donald Trump khi ám sát tư lệnh Iran

Phân tích

04/01/2020 17:16

Trong quá khứ, Trump luôn có thái độ ôn hòa với các hành động leo thang của Iran, nhưng lần này ông đã quyết định cứng rắn để bảo vệ nước Mỹ.

Khi ra lệnh giết tướng Qassem Soleimani, một trong những quan chức cấp cao nhất của Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một trong những canh bạc lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Đây được xem là bước đi có thể khiến nước Mỹ lâm vào tình cảnh chiến tranh và đi ngược với những tuyên bố của ông trước đây, là kéo quân đội Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông.

Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố đanh thép, nhưng thường mang tính ôn hòa, không hiếu chiến. Ông hứa với các cử tri rằng ông sẽ sử dụng bạo lực để chống lại kẻ thù của Mỹ. Nhưng ông Trump cũng từng hứa tránh xa các cuộc chiến ở Trung Đông và đưa quân đội Mỹ về nước.

Các nhà phân tích và một số cựu cố vấn của Trump, đã nhiều lần cảnh báo cả hai lời hứa đó khó có thể cân bằng với nhau.

Người Iran giữ hình ảnh của Qassem Soleimani trong cuộc biểu tình chống Mỹ ở Tehran. Ảnh: EPA-EFE
Người Iran giữ hình ảnh của Qassem Soleimani trong cuộc biểu tình chống Mỹ ở Tehran. Ảnh: EPA-EFE

Trong quá khứ, khi lợi ích nước Mỹ bị ảnh hưởng, ông Trump thường tránh đụng độ quân sự. Ví dụ vào tháng 6/2019, ông đã ra lệnh vào phút chót để ngăn chặn một cuộc không kích xuống Iran, kế hoạch trả đũa vụ Tehran bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ. Ông Trump cũng không có động thái quân sự nào đối với cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi, khi cả Ả Rập Saudi và Mỹ đều đổ lỗi cho Iran.

Quyết định giết Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đã đánh dấu một sự thay đổi triệt để của chính quyền ông Trump. Washington đã báo cho Iran biết nước Mỹ sẵn sàng ra các quyết định hành động quyết đoán về quân sự.

"Hiện tại, Iran phải tính toán những phương án trả đũa nhưng không được quá kích động", một quan chức cấp cao giấu tên của đảng Cộng Hòa cho biết. Ông này dự đoán Iran sẽ thực hiện trả đũa vào các khu quân sự của Mỹ ở Yemen hoặc Lebanon, có thể là Afghanistan, và chỉ dừng lại ở đó.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác lại hoài nghi về khẳng định của của vị quan chức đảng Cộng Hòa trên. Những người này cho rằng: "Mặc dù Mỹ chắc chắn có ưu thế áp đảo về sức mạnh quân sự, nhưng người iran ngay cả khi không có Soleimani vẫn có thể triển khai các cuộc du kích trên khắp Trung Đông và có thể xa hơn".

Trong quá khứ, các lực lượng Mỹ đã tiêu diệt các nhà lãnh đạo của tổ chức khủng bố al-Qaeda và các nhóm chiến binh khác, nhưng việc tiêu diệt các quan chức cấp cao của chính phủ khác là một động thái nước Mỹ hiếm khi thực hiện.

Chiếc xe chở tướng Soleimani đang cháy ở sân bay Baghdad sau một cuộc không kích của Mỹ. Ảnh: AP
Chiếc xe chở tướng Soleimani đang cháy ở sân bay Baghdad sau một cuộc không kích của Mỹ. Ảnh: AP

Kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan ra lệnh không kích vào Libya năm 1986, giết chết lãnh tụ vào thời điểm đó, Moammar Gadhafi, Mỹ đã có hành động tương đương với cuộc tấn công vào Soleimani.

Tuy nhiên, ông Trump dường như đã hành động mà không tham khảo ý kiến trước với Quốc hội, phá vỡ truyền thống trước đó. Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã nhanh chóng chỉ trích tổng thống vì hành động đơn phương.

"Vụ không kích có nguy cơ châm ngòi cho leo thang bạo lực nguy hiểm hơn. Nước Mỹ và thế giới không thể chấp nhận để căng thẳng leo thang đến mức không thể cứu vãn", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố hôm nay. Bà Pelosi cho rằng Trump ra lệnh tiến hành vụ không kích mà không "có sự ủy quyền sử dụng vũ lực" chống lại Iran cũng như không tham vấn với quốc hội.

Theo truyền thống, tổng thống Mỹ thường thông báo và tham vấn quốc hội khi sử dụng vũ lực để chống lại các mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh Mỹ. Quốc hội cũng thường ủy quyền cho tổng thống Mỹ tiến hành các cuộc tấn công, chẳng hạn như chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Người Hồi giáo Kashmiri Shiite hô khẩu hiệu chống Mỹ và chống Israel trong cuộc biểu tình phản đối việc giết chết Tướng Vệ binh Cách mạng Iran Qassem Soleimani, hôm 3/1. Ảnh: AP
Người Hồi giáo Kashmiri Shiite hô khẩu hiệu chống Mỹ và chống Israel trong cuộc biểu tình phản đối việc giết chết Tướng Vệ binh Cách mạng Iran Qassem Soleimani, hôm 3/1. Ảnh: AP

Tuy nhiên, quy trình này là không cần thiết khi mối đe dọa với an ninh Mỹ được coi là cấp thiết, như trong trường hợp của Soleimani. Lầu Năm Góc cho hay Tổng thống Trump đã ra lệnh không kích Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Tehran trong tương lai", cáo buộc tướng Iran "chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng trăm lính Mỹ và đồng minh, cũng như hàng nghìn người bị thương khác". 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper cho biết trong một tuyên bố. Lần tấn công này nhằm mục đích ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai.

Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chỉ trích gay gắt chính quyền Trump, cáo buộc cuộc không kích là "động thái leo thang cực kỳ nghiêm trọng trong một khu vực vốn đã nguy hiểm". Biden nói ông chủ Nhà Trắng đã "đổ thêm dầu vào lửa" và nước Mỹ có thể "đang bên bờ vực của cuộc xung đột lớn khắp Trung Đông".

"Ông Trump đã nợ người dân Mỹ một lời giải thích về chiến lược này".

"Không có người Mỹ nào thương tiếc Qassem Soleimani. Ông ta xứng đáng được đưa ra công lý vì tội ác của mình chống lại quân đội Mỹ và hàng ngàn người vô tội trên toàn khu vực. Ông ta ủng hộ khủng bố và gieo rắc sự hỗn loạn", ông Biden nói thêm.

Soleimani là một nhân vật chính trong các cấp quyết định cao nhất của Iran, báo cáo trực tiếp với nhà lãnh đạo tối cao và giám sát việc huấn luyện và tài trợ quân sự cũng như bán và chuyển giao vũ khí. Ông cũng đóng một vai trò rất công khai như một biểu tượng của Iran, thường được chụp ảnh trên các chiến trường khu vực để nhấn mạnh sự hỗ trợ của Iran với các đồng minh.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement