Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách sử dụng thang máy an toàn để tránh tai nạn

Tiêu dùng thông minh

11/12/2020 08:23

Ngoài sự bất cẩn của nạn nhân, lỗi gây ra tai nạn chết người thảm khốc nhiều khi nằm ở chính cái thang máy...

Nhiều tai nạn thang máy thương tâm

Mới đây đại diện Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) thông tin đơn vị này phẫu thuật và cứu sống anh L.Đ.B. (36 tuổi) nhập viện do bị thang máy kẹp vỡ đầu.

Được biết nạn nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, mất nhiều máu, vỡ hộp sọ và lóc da đầu do tai nạn thang máy.

Bệnh viện Bãi Cháy kích hoạt báo động đỏ nội viện và tiến hành hồi sức tích cực chống sốc bằng cách kiểm soát chảy máu, cho thở oxy, giảm đau, truyền máu. Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác vùng đầu tổn thương.

Kết quả cho thấy bệnh nhân bị tổn thương sọ não rất nặng, vỡ hộp sọ, rách đoạn xoang tĩnh mạch dọc dài 10 cm, tổn thương não nặng nề, mất nhiều tổ chức não do thoát vị ra ngoài hộp sọ, tụ máu não ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trái hai bên.

Bác sĩ đang cứu một nạn nhân bị thang máy kẹp. 
Bác sĩ đang cứu một nạn nhân bị thang máy kẹp. 

Các bác sĩ của Bệnh viện Bãi Cháy đã phẫu thuật xử lý phần tổn thương xương sọ, lấy toàn bộ tổ chức não dập, máu tụ đồng thời thực hiện giải tỏa não. Trong quá trình phẫu thuật, anh B. được truyền thêm 3.800 ml máu. Phần xương sọ bị vỡ được cắt và gửi ngân hàng mô, sau 3 tháng bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ghép xương não sọ.

Trước đó cũng có rất nhiều vụ tai nạn do thang máy như nhân viên của một nhà hàng chả cá trên đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm Hà Nội cũng tử vong do kẹt đầu trong thang máy vận chuyển thức ăn.

Hay một bảo vệ tử vong tại chung cư Sen Hồng, tỉnh Bình Dương do thang máy này đang trong giai đoạn bảo trì và nhiều vụ tai nạn thương tâm khác với trẻ em như kẹt tay, kẹp chân vào thang máy. 

Vậy nguyên nhân của những vụ tai nạn liên quan đến thang máy là do đâu?

Giải mã thang máy

Ngoài sự bất cẩn của nạn nhân, lỗi gây ra tai nạn chết người thảm khốc nhiều khi nằm ở chính cái thang máy. Cùng giải mã dưới gốc độ khoa học.

Rất nhiều tai nạn thang máy liên quan đến sự cố trong đóng và mở cửa. Không ít người chưa vào hẳn trong thang thì cửa đã đóng lại và thang vận hành, dẫn đến kẹp chết người hoặc cắt đứt cơ thể.

Về nguyên tắc, cửa thang máy sẽ tự mở khi có vật cản nhờ 2 phương pháp, một là sử dụng thanh an toàn và hai là tia hồng ngoại.

Ở cách thứ nhất, cửa thang máy có thanh an toàn di động. Khi cửa đóng, gặp vật cản thì thanh này bị đẩy nhẹ và tác dụng tới một công tắc. Động cơ cửa sẽ đổi chiều quay, cửa mở cho đến khi vật cản rời đi thì mới đóng lại.

Ở cách thứ hai, tia hồng ngoại sẽ chiếu từ bên này qua bên kia cửa. Khi cửa đang đóng, có vật cản cắt ngang tia thì cửa sẽ tự mở ra, khi vật cản rời đi thì đóng lại. Tia hồng ngoại có thể được thiết kế theo chùm (2 tia) hoặc mành dọc suốt cả chiều dài cửa.

Các thang máy ở Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng đóng mở cửa bằng thanh an toàn vì chi phí thấp hơn; hoặc thanh an toàn kết hợp 2 tia hồng ngoại ở vị trí ngang đầu gối và mắt cá chân.

Một bé nhỏ bị kẹp tay vào thang máy. 
Một bé nhỏ bị kẹp tay vào thang máy. 

Thực ra không phải cứ dùng tia hồng ngoại là an toàn. Có những loại thang chỉ dùng tia hồng ngoại từ trên xuống dưới mà không có thanh an toàn. Trong trường hợp mành hồng ngoại có trục trặc, việc đóng mở cửa thang máy cũng hỗn loạn, có thể gây kẹp chết người.

Thang máy sẽ an toàn hơn nếu hệ thống đóng mở cửa tích hợp cả thanh an toàn và tia hồng ngoại. Nếu chẳng may tia hồng ngoại không hoạt động tốt, vẫn còn thanh an toàn duy trì sự đóng mở cửa chuẩn mực.

Ngoài nguyên nhân cửa thang máy không an toàn, người sử dụng cũng cần bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các phím chức năng của thiết bị, chẳng hạn như chức năng Interphone 2 chiều để liên lạc ra ngoài, tìm sự trợ giúp. Từng có một học sinh cấp 3 gặp nạn bởi thay vì sử dụng chức năng này, em đã tìm cách ra khỏi thang máy khi nó đang ở giữa các tầng. Em đã rơi từ độ cao hơn 3m xuống, chấn thương sọ não.

Nếu bạn lắp đặt thang máy cho nhà, nhà hàng hay công ty mình, đừng sửa đổi thiết bị. Việc sửa đổi, thay thế các chi tiết sẽ làm tính năng và độ bền của thang, làm tăng nguy cơ tai nạn.

Hướng dẫn sử dụng tháng máy an toàn

Để giữ an toàn cho bản thân và đặc biệt là trẻ nhỏ khi đi thang máy bạn hãy lưu ý những điểm sau:

Không cố chui vào khi cửa đã bắt đầu đóng: Mọi thang máy đều có bộ phận cảm biến gọi là ‘mắt thần’ có chức năng ngăn cửa thang máy đóng chặt khi gặp vật cản. Chính điều này khiến rất nhiều người chủ quan, cố chen người vào khi cửa thang đang bắt đầu đóng. Đây là thói quen nguy hiểm bởi thiết bị, máy móc đều có thể hỏng hoặc xảy ra sự cố bất kì lúc nào.

Không nô đùa, nhún nhảy trong thang máy: Hệ thống thang máy có một thiết bị báo quá tải gắn dưới đáy cabin. Hành động nô đùa, nhún nhảy khiến thang mất cân bằng, tạo sức ép lên sàn cabin và có thể kích hoạt thiết bị báo quá tải và khiến thang dừng hoạt động.

Chú ý an toàn khi đi thang máy. 
Chú ý an toàn khi đi thang máy. 

Không dùng thang máy trong trường hợp động đất, hỏa hoạn, mất điện: Khi xảy ra thiên tai như động đất, lũ lụt hay khi có hỏa hoạn, nguy cơ mất điện thường rất cao. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng thang máy để tránh trường hợp thang máy bị ngưng hoạt động bất thình lình.

Không dùng thang máy vận chuyển hàng hóa: Thang máy tại các tòa nhà chung cư thường không được thiết kế để chở vật cồng kềnh và các loại hàng hóa độc hại, dễ gây cháy nổ. Để đảm bảo an toàn, nên dùng các loại thang máy chuyên dụng khi cần vận chuyển những vật phẩm này.

Không để trẻ em dùng thang máy khi không có người lớn: Bấm số tất cả các tầng bảng số, chạy nhảy trong cabin… chỉ là hai trong nhiều trò nghịch ngợm của trẻ khi đi thang máy. Trẻ nhỏ thường hiếu động và không ý thức được những hành động này có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, không bao giờ để trẻ nhỏ đi một mình trong thang máy.

Người dung thang máy phải luôn quan sát kỹ trước khi bước vào, ra khỏi thang vì sàn thang máy có thể dừng không bằng với mặt đất.

Khi vào thang máy, đứng tránh xa cửa, nên đứng lùi về phía cuối cabin, vịn tay vào tay cầm (nếu có) để giữ thăng bằng, mặt hướng về phía trước.

Nhấn nút mở cửa để giữ cabin cho người khác, khi người trong cabin cần bước ra, hãy nhẹ nhàng di chuyển sang một bên để nhường chỗ. Hãy kiên nhẫn chờ đợi đến lượt sau nếu thấy thang máy đã quá đông người.

Khi phát hiện dấu hiện bất thường như: gương vỡ, tiếng ồn, hoạt động chậm, dừng lại đột ngột, hãy báo ngay cho bộ phận quản lý và bảo dưỡng.

Trong trường hợp gặp sự cố trong thang máy cần tỉnh táo, bình tĩnh, sử dụng phím Interphone hoặc điện thoại di động để liên lạc với bộ phận kỹ thuật. Không tự ý cậy cửa cabin, cửa tầng. Điều này có thể gây ra thương tích không đáng có. Không la hét, hoảng loạn vì có thể khiến lượng oxy trong thang máy cạn kiệt nhanh hơn.

MY MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement