Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách đơn giản để lưu trữ, bảo quản thực phẩm tươi ngon cho ngày Tết

Tiêu dùng thông minh

24/01/2018 09:46

Trong những ngày Tết, chị em nội trợ quan tâm nhất chính là việc giữ thực phẩm tươi sạch vừa ngon miệng lại đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà.

1. Cấp đông và rã đông thịt đúng cách

Không phải ai cũng biết rã đông thịt đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được các thành phần dinh dưỡng.

Cách 1:

- Lên kế hoạch rã đông thịt trước vì việc làm này mất khá nhiều thời gian.

- Gói thịt lại hoặc đặt thịt trên đĩa để hứng nước thịt sống chảy ra khi rã đông.

- Rã đông thịt trong vòng 24h. Đối với những miếng thịt có kích thước lớn như cả một con chim hoặc thịt quay, mỗi 2,3kg có thể mất đến 24h để rã đông hoàn toàn

Mỗi loại thịt có một thời gian rã đông khác nhau. Nguồn: Internet
Mỗi loại thịt có một thời gian rã đông khác nhau. Nguồn: Internet

- Đối với thịt gia cầm hầm hoặc xay, cần nấu trong vòng 2 ngày sau khi rã đông trong tủ lạnh.

- Nấu các loại thịt khác như thịt lợn, thịt bò, bít tết hoặc thịt nướng trong vòng 3 – 5 ngày sau khi rã đông.

- Để thịt trong một túi đựng kín. Túi hở có nguy cơ khiến thịt dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

- Ngâm cả túi thịt trong nước lạnh và cứ 30 phút lại thay nước một lần. Thịt đông lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ của nước, khiến cho quá trình rã đông bị chậm nếu bạn không thay nước liên tục.

- Rã đông một lượng thịt nhỏ trong nước trong vòng xấp xỉ 1 tiếng đồng hồ. Những miếng thịt cỡ lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn: khoảng 2 – 3h.

- Chế biến thịt ngay sau khi rã đông.

Cách 2:

Nên chế biến thịt ngay sau khi rã đông. Nguồn: Internet
Nên chế biến thịt ngay sau khi rã đông. Nguồn: Internet

- Bỏ túi đựng thịt và để nguyên miếng thịt lên đĩa có thể dùng trong lò vi sóng.

- Sử dụng mức nhiệt thấp hoặc chế độ rã đông riêng trong lò vi sóng để rã đông thịt.

- Chế biến thịt ngay sau khi rã đông. Rã đông thịt trong lò vi sóng có thể khiến thịt bị chín một phần hoặc làm nóng thịt. Không được để thịt lại rồi chế biến sau.

Lưu ý:

- Có thể nấu thịt ngay cả khi thịt vẫn đang trong trạng thái đông lạnh mà không cần rã đông trước.

- Rã đông trong tủ lạnh có thể làm thịt đông trở lại nếu không nấu.

Cảnh báo:

- Thịt rã đông bằng lò vi sóng cần phải được chế biến trước khi để lạnh trở lại.

- Thịt rã đông bằng nước lạnh cũng cần phải được chế biến trước khi để lạnh trở lại.

- Luôn luôn rửa sạch tay sau khi cầm thịt sống để tranh nhiễm khuẩn chéo.

- Thịt để ngăn lạnh càng lâu càng mất nhiều thời gian để rã đông.

2. Sơ chế thực phẩm trước khi lưu trữ

Nhiều người có thói quen bảo quản thịt sống và một số loại hoa quả tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế hay vệ sinh sạch. Điều này khiến các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có điều kiện phát triển.

Nhiệt độ bảo quản thịt tươi là -3 độ C. Nguồn. Internet
Nhiệt độ bảo quản thịt tươi là -3 độ C. Nguồn. Internet

Việc làm sạch rau và bảo quản trong tủ lạnh là cần thiết, tuy nhiên, chị em cần lưu ý để ráo nước trước khi cất vào tủ, tránh tình trạng rau bị đọng nước, nẫu và ủng.

Với thịt, cá sống, chị em cũng cần sơ chế sạch trước khi bảo quản. Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho thịt vào ngăn đá, bạn cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.

Ngoài ra, các bà nội trợ nên chia lượng lượng thực phẩm thành nhiều phần nhỏ để khi chế biến, lấy ra một lượng phù hợp.

3. Phân loại thực phẩm

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn, chính vì vậy các bà nội trợ cần cân nhắc khi bảo quản và sắp xếp đồ ăn sao cho hợp lý.

Dọn dẹp lại tủ lạnh giúp bạn dễ hình dung những thứ còn thừa hay thiếu trong tủ lạnh.Nguồn: Internet
Dọn dẹp lại tủ lạnh giúp bạn dễ hình dung những thứ còn thừa hay thiếu trong tủ lạnh.Nguồn: Internet

Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng. Do đó, trước khi để thức ăn vào tủ lạnh, chị em cần phân loại thực phẩm vào đúng ngăn, đồng thời tuân thủ quy tắc sử dụng thực phẩm cũ trước, mới sau.

Thức ăn dư thừa phải được đậy hoặc bọc lớp nilon kín. Các loại quả nặng mùi như mít, sầu riêng, xoài... nên cất trong hộp đậy kín để tránh bay mùi. Việc này nhằm tránh thức ăn bị lây nhiễm mùi của nhau.

Bên cạnh đó, chị em có thể tận dụng một số mẹo nhỏ như dùng vỏ bưởi, chanh tươi, baking soda, hoa oải hương, chè, túi trà lọc, bã cà phê hoặc khăn bông sạch, giấy vệ sinh… đặt vào trong tủ lạnh để khử mùi.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement