Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các nước châu Âu phải làm gì khi không có dầu diesel của Nga?

Phân tích

06/02/2023 16:56

Liên minh châu Âu (EU) đã không nhập dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga nhưng việc từ bỏ dầu diesel của nước này có thể khiến cho liên minh bao gồm 27 thành viên này có thể gặp khó khăn hơn nhiều, theo các chuyên gia.
news

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, Trung Quốc và Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn trong việc giảm bớt phần nào sự gián đoạn này.

EU đã cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cấm nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác của Nga trong bối cảnh khối này đang từng bước chấm dứt quan hệ năng lượng với Moscow, vốn là nguồn cung năng lượng lớn nhất cho khối này trong nhiều năm.

Lệnh cấm đi kèm với việc hạn chế giá đối với nhiên liệu tinh chế của Nga, nhằm làm thiệt hại doanh thu của Nga trong khi đảm bảo lệnh cấm vận không làm tăng giá dầu diesel toàn cầu, vốn đã ở mức cao.

Liệu EU có 'cai' được dầu diesel của Nga? - Ảnh 1.

Dự trữ dầu diesel ở EU đã giảm vào năm ngoái do giá khí đốt tự nhiên tăng cao đã đẩy nhu cầu về nhiên liệu sưởi ấm. Ảnh: M. Dietrich

Lệnh cấm vận các sản phẩm tinh chế được đưa ra hai tháng sau lệnh cấm tương tự đối với dầu thô của Nga được vận chuyển bằng đường biển. Cả hai đều được công bố vào tháng 6 như một phần trong gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga nhằm đáp trả "cuộc tấn công tàn bạo và vô cớ" của Moscow vào Ukraina.

Trong khi lệnh cấm vận dầu thô và áp trần giá dầu, có hiệu lực vào ngày 5/12, đã qua đi mà không có bất kỳ sự gián đoạn lớn nào, thì lệnh cấm nhiên liệu tinh chế - đặc biệt là dầu diesel, vốn được sử dụng rộng rãi trong trong nhiều lĩnh vực - đã đẩy thị trường vào tình trạng bấp bênh. trong bối cảnh dự trữ dầu diesel ở châu Âu đang ở mức thấp lịch sử.

Eugene Lindell và Joshua Folds từ Công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết: "Dầu thô dễ thay thế hơn. Việc sản xuất dầu diesel/gasoil khó khăn hơn nhiều trong khi đối với dầu thô, sản xuất thượng nguồn đa dạng hơn nhiều trên quy mô toàn cầu. Có nhiều loại dầu thô hơn trên thị trường và hơn dầu diesel/gasoil".

Liệu lệnh cấm có làm tăng giá dầu diesel?

Điều đó phần lớn phụ thuộc vào mức độ thành công của các nước châu Âu trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế để giúp lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm gây ra và mức độ hiệu quả của Moscow trong việc tìm kiếm thị trường mới cho nhiên liệu của mình. Nếu hai điều đó xảy ra, thì tác động đối với nguồn cung và giá cả sẽ không thành vấn đề.

Nếu không, lệnh trừng phạt có thể dẫn đến sự gián đoạn lớn trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào dầu diesel như giao thông vận tải và nông nghiệp lẫn công nghiệp, với giá nhiên liệu tăng tiếp tục làm suy yếu cuộc chiến chống lạm phát.

Sự gián đoạn sẽ đẩy giá dầu diesel tăng cao hơn nữa, vốn đã ở mức cao trong hơn một năm rưỡi qua. Trong khi tình hình đã được cải thiện trong những tháng gần đây do mùa đông ôn hòa, dự trữ dầu diesel vẫn ở mức thấp.

Giá dầu diesel có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới sẽ khiến chi phí vận chuyển tăng lên, vì nguồn cung hiện cần phải đến từ các khu vực xa hơn, chi phí sản xuất cao hơn như Mỹ chẳng hạn và phí bảo hiểm rủi ro cũng tăng theo.

Liệu EU có 'cai' được dầu diesel của Nga? - Ảnh 2.

Nhà máy lọc dầu Novokuibyshevsk ở vùng Samara của Nga. Ảnh: Getty

"Thị trường hiện đang rất nhạy cảm và rất đáng lo lắng", các nhà phân tích của FGE nói với DW. "Thế giới vẫn phải thấy rằng những dòng năng lượng của Nga sẽ được định tuyến lại. Một khi thị trường nhận ra điều đó, thì phí bảo hiểm rủi ro và mức độ tâm lý sẽ giảm xuống".

EU có thể chuyển sang mua dầu diesel của nước nào?

EU đã dựa vào Nga để đáp ứng gần một nửa nhu cầu dầu diesel trước khi Nga tấn công Ukraina vào ngày 24/2/2022. Tỷ lệ đó đã giảm trong năm qua nhưng vẫn còn đáng kể với việc các thành viên EU đã mua hơn 200 triệu thùng dầu diesel vào năm ngoái, theo Công ty phân tích năng lượng Vortexa.

Trên thực tế, trong thời gian chuẩn bị cho lệnh cấm, khối này đã tăng mua hàng từ quốc gia này lên mức trước khi cuộc tấn tân xảy ra để chuẩn bị loại bỏ nhiên liệu của Nga, điều mà Kevin Wright, nhà phân tích từ Công ty dữ liệu năng lượng Kpler, mô tả là "cơn bão cuối cùng" trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực.

"Cơ hội cuối cùng để mua hàng từ nguồn lớn gần nhất, giúp giảm chi phí vận chuyển so với nguồn cung từ xa hơn", ông viết trong một bài phân tích trên trang web của Kpler.

Lệnh cấm đã khiến EU thiếu khoảng 600.000 thùng dầu diesel và các sản phẩm dầu liên quan mỗi ngày, một khoảng trống mà EU dự định lấp đầy với nguồn cung từ Trung Đông, châu Á và Mỹ. Với khả năng lọc dầu hạn chế của riêng mình, EU đã dựa vào các khu vực này trong những tháng qua để bù đắp cho sự thiếu hụt.

Lượng dầu bù đắp có khả năng tăng lên khi các nhà máy lọc dầu lớn như nhà máy Al-Zour ở Kuwait và nhà máy lọc dầu Jazan ở Saudi Arabia được mở rộng. Ngoài ra, Đức đã ký một thỏa thuận với Công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi của UAE, theo đó công ty dầu mỏ này sẽ cung cấp 250.000 tấn dầu diesel mỗi tháng vào năm 2023.

Khối này cũng có thể hưởng lợi từ cái gọi là "rửa", trong đó dầu diesel của Nga sẽ được pha trộn với các sản phẩm khác không phải của Nga ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và tái xuất khẩu trở lại châu Âu.

EU có thể mua dầu từ Trung Quốc và Ấn Độ?

Ấn Độ và Trung Quốc, đã nổi lên như những khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga trong 12 tháng qua, có thể đóng một vai trò lớn trong việc bảo vệ nguồn dự trữ dầu diesel của EU.

Liệu EU có 'cai' được dầu diesel của Nga? - Ảnh 3.

Trung Quốc là khách hàng nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga. Ảnh: Tân Hoa xã

Xuất khẩu dầu diesel của Ấn Độ sang châu Âu đã tăng vọt kể từ khi chiến tranh nổ ra do các nhà máy lọc dầu tận dụng chi phí nguyên liệu thấp nhờ giá dầu thô giảm mạnh của Nga và giá dầu diesel cao.

Năm ngoái, khi các cuộc đình công của công nhân khiến ngành lọc dầu của Pháp đóng cửa, EU đã chứng kiến sự gia tăng nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm liên quan từ Ấn Độ, vốn không phải là nhà cung cấp nhiên liệu truyền thống cho châu Âu.

Trung Quốc đã tăng hạn ngạch xuất khẩu đợt đầu tiên cho năm 2023 đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác, xuất khẩu đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Động thái này dự kiến sẽ giữ xuất khẩu dầu diesel của nước này ở mức kỷ lục, điều này có khả năng giúp đẩy các thùng dầu từ các nhà sản xuất khác đổ về châu Âu.

Mark Williams, Giám đốc nghiên cứu của Wood Mackenzie, cho biết: "Chính sách của Trung Quốc là yếu tố thay đổi cuộc chơi", đồng thời lưu ý thêm với khách hàng rằng quốc gia này "nắm giữ chìa khóa cho tất cả công suất lọc dầu dư thừa trên toàn cầu".

Nga sẽ bán dầu diesel cho nước nào?

Nga đã duy trì dòng chảy dầu thô của mình, phần lớn là nhờ sự hỗ trợ từ Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đã mua loại dầu bị các khách hàng châu Âu truyền thống của Moscow từ chối với mức chiết khấu lớn. Tuy nhiên, việc chuyển hướng dầu diesel ra khỏi thị trường lớn nhất có thể gặp nhiều thách thức hơn do không có thị trường sẵn sàng cho nhiên liệu này.

Các chuyên gia kỳ vọng dầu diesel của Nga trước đó đã bán cho châu Âu sẽ được chuyển hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ở Mỹ Latinh và châu Phi.

"Nga đã buộc phải giảm giá mạnh dầu diesel để bán cho những người không nhất thiết phải cần nó", Lindell nói.

Lindell, người đứng đầu các sản phẩm tinh chế tại FGE, hy vọng phần lớn dầu diesel của Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó được đổi thương hiệu và tái xuất sang châu Âu với tên gọi "diesel Thổ Nhĩ Kỳ". Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng lớn trong nhập khẩu dầu diesel từ Nga trong những tháng qua.

Lindell cho biết: "Có những quốc gia sẵn sàng cung cấp và giảm giá các thùng dầu, đó là lý do tại sao FGE không nhận thấy xuất khẩu sản phẩm dầu của Nga sẽ giảm vào năm 2023.

Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Nga sẽ gặp khó khăn trong việc di dời tất cả các nhà máy sản xuất dầu diesel của mình và có thể buộc phải cắt giảm sản lượng.

Trần giá dầu diesel có tác động như thế nào đến thị trường?

Liên minh châu Âu và Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hóa (G7) hôm thứ Sáu đã đồng ý đặt mức giá trần 100 USD /thùng đối với dầu diesel của Nga và mức trần 45 USD/thùng đối với các sản phẩm tinh chế khác.

Giá trần nhằm đảm bảo rằng dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác của Nga vẫn có thể được bán cho các nước thứ ba và ngăn chặn bất kỳ sự tăng giá đột biến nào sau lệnh cấm của EU. Cơ chế này sẽ cho phép các công ty vận chuyển và bảo hiểm châu Âu tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các chủ hàng vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ của Nga đến các khu vực khác miễn là nhiên liệu được mua ở mức hoặc thấp hơn mức giới hạn đã thỏa thuận.

Giá trần của các sản phẩm dầu sẽ có tác động tối thiểu đối với hoạt động lọc dầu thô và xuất khẩu sản phẩm chưng cất của Nga, Williams của Wood Mackenzie cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng với giá dầu thô của Nga thấp tới 40 USD/thùng, biên lợi nhuận lọc dầu sẽ vẫn cao.

Williams cho biết: "Ở các cấp độ này, nền kinh tế lọc dầu của Nga vẫn rất mạnh, vì vậy động cơ tinh chế dầu thô thành các sản phẩm dầu vẫn còn cao".

Giới hạn giá phản ánh một biện pháp tương tự được áp dụng cho dầu thô của Nga. Giá dầu thô trần 60 USD một thùng đã giúp duy trì dòng chảy của dầu mỏ Nga nhưng với mức chiết khấu cao, như dự định.

(Nguồn: DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ