21/07/2023 08:52
Các hãng hàng không Mỹ 'thu lời' lớn nhờ thị trường châu Á
Các hãng hàng không lớn của Mỹ tiếp tục tận hưởng sự bùng nổ sau đại dịch trong quý thứ hai với doanh thu kỷ lục nhờ nhu cầu đi lại mạnh mẽ từ các nước châu Á.
Delta AirLines đã ghi nhận tổng doanh nghiệp thu kỷ lục 15,6 tỷ USD trong quý thứ hai và lợi nhuận kỷ lục 1,8 tỷ USD, tăng 250% so với năm trước. Doanh thu của United Airlines tăng 17% và hãng ghi nhận lợi nhuận 1,1 tỷ USD, tăng gấp đôi so với quý 2 năm 2022. American Airlines đạt doanh thu 14,1 tỷ USD so với lợi nhuận 1,3 tỷ USD, tăng 280%.
Doanh thu khách quốc tế của Delta tăng 61%, so với 8% của du lịch nội địa. Số liệu của United cũng lần lượt tăng 44% và 8%, doanh thu quốc tế của hãng America Airlines tăng 13% trong khi doanh thu hành khách nội địa giảm 3%.
"Tuy thị trường đã đi qua thời kỳ du lịch trả thù, nhưng mọi chi tiêu vẫn dang diễn ra mạnh mẽ bất chấp giá vé máy bay cao hơn", nhà phân tích ngành công nghiệp Henry Harteveldt cho biết.
Khu vực châu Á Thái Bình Dương có mức tăng trưởng hàng năm mạnh nhất từ trước đến nay đối với ba cơ quan không lớn của Mỹ, phục vụ các điểm đến quốc tế.
Phần lớn doanh thu quốc tế đến từ du lịch xuyên Đại Tây Dương ngày càng tăng khi người Mỹ đổ xô đến châu Âu để nghỉ hè, nhưng khi mùa hè cao điểm qua đi, chính khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giúp đỡ việc tăng trưởng cho các hãng hàng không Mỹ.
Doanh thu của Delta ở châu Á đã tăng 175% lên 532 triệu USD và công suất tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng khách bay của hành khách trong khu vực đối với người Mỹ tăng gần gấp ba lần. Doanh thu từ khu vực châu Á của United đã tăng 161% lên 1,1 tỷ USD.
Tuần này United đã công bố các tuyến mới và mở rộng từ Mỹ đến Châu Á bắt đầu vào tháng 10, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Mỹ với chuyến bay thẳng đến Philippines, bay từ San Francisco đến Manila. Và một chuyến bay mới từ Los Angeles đến Hồng Kông, đồng thời tăng các chuyến bay từ San Francisco đến Đài Bắc, khôi phục chuyến bay từ Los Angeles đến Sân bay Haneda của Tokyo.
Tuy vậy, bất chấp nhu cầu đi lại mạnh mẽ của các nước châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục là một ngoại lệ. Tất cả các chuyến hành trình đường dài ngoại trừ các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vẫn ở dưới mức của năm 2019, với các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương giảm khoảng 37%, theo dữ liệu từ Cirium.
Vào tháng 6, Daniel Kritenbrink, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý xem xét việc tăng cường các chuyến thương mại giữa hai nước, bỏ qua các căng thẳng địa chính trị đang diễn ra giữa 2 nước.
Cho dù có sự phục hồi đáng kể trong việc đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc hay không, thì những bước tiến lớn ở châu Á Thái Bình Dương cho thấy vẫn còn cơ hội lớn để mở rộng sang khu vực này. Các hãng hàng không đang tìm cách phát triển ở châu Á mà không phụ thuộc vào Trung Quốc như nguồn gốc cho sự tăng trưởng đó.
(Nguồn: Nikkei)
Tin liên quan
Advertisement