14/07/2023 11:07
Cổ phiếu hàng không toàn cầu trở thành 'con cưng' của thị trường
Các nhà đầu tư đang đổ tiền vào cổ phiếu hàng không toàn cầu, với chỉ số của ngành đạt mức cao nhất trong hai năm khi nhu cầu đi lại sau đại dịch phục hồi, giúp bức tranh lợi nhuận tươi sáng hơn.
Chỉ số MSCI dành cho các hãng hàng không đã tăng lên 97,44 điểm vào thứ Tư, mức cao nhất kể từ tháng 6/ 2021.
Cổ phiếu của Delta Air Lines có trụ sở tại Hoa Kỳ đã tăng lên 49,04 USD vào thứ Tư, mức cao nhất trong khoảng 27 tháng. Nhà điều hành InterGlobe của hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ, IndiGo đạt mức giá cao nhất kể từ khi ra mắt công chúng vào năm 2015.
Vào cuối tháng 6, hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines đã công bố mức giá cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Tuy vậy, các hãng hàng không lớn của Trung Quốc là một ngoại lệ, giá chìm xuống dưới định mức so với cuối năm 2022 ngay cả sau khi các hạn chế đi lại do đại dịch bị hủy bỏ.
Lượng hành khách của nhiều hãng hàng không gia tăng đã giúp cổ phiếu hàng không vượt qua mức tăng trưởng trung bình của cổ phiếu toàn cầu. Các công ty hàng không đang bước vào mùa cao điểm trong nhu cầu đi lại vào mùa hè.
ANA Holdings của Nhật Bản nói với các nhà đầu tư rằng nhu cầu hành khách trong nước trong giai đoạn này gần như đã phục hồi về trước đại dịch năm 2019. Các tuyến quốc tế du lịch đến Hawaii cũng đã tăng trở lại khoảng 80% đến 90% so với năm 2019.
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không toàn cầu trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt 4,3 tỷ hành khách.
Giá nhiên liệu giảm cũng sẽ góp phần vào việc tăng trưởng lợi nhuận này. Dầu mỏ Singapore chỉ còn 95 USD/thùng vào thứ Ba, giảm hơn 40% so với mức cao nhất vào cùng kỳ năm ngoái.
"Với nhu cầu của hành khách phục hồi, giá nhiên liệu ổn định là yếu tố phân tích cực đối với thu nhập của các hãng hàng không trên toàn thế giới", Kenji Kanai, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết.
Tuy vậy, bất chấp sự phục hồi nhanh chóng của ngành hàng không, của chứng chỉ số chứng khoán vẫn thấp hơn khoảng 20% so với trước đại dịch. Việc phục hồi sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Mặc dù các hãng không tiết lộ số lượng hành khách tăng vọt, nhưng việc phục hồi chậm của doanh số vé hạng nhất và hạng thương gia sẽ cản trở đến doanh thu của hãng.
Thiếu vắng lao động, bao gồm cả phi công cũng thúc đẩy việc hồi phục chưa được hoàn toàn này. Tình trạng sa thải hàng loạt xảy ra trong thời kỳ đại dịch và giờ đây, chi phí lao động tăng cao đang chống lại các hãng không. Việc tuyển dụng ở châu Âu và Mỹ dù phục hồi nhanh hơn ở châu Á nhưng vẫn không thể theo kịp.
Bản thân nhu cầu đi lại bằng đường hàng không dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong tương lai với việc tăng dân số và thu nhập ở nước mới nổi.
(Nguồn: Nikkei Asia)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp