Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Brexit sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Phân tích

16/11/2018 14:01

Trong khi người Anh lo lắng về một kịch bản Brexit xấu, cả thế giới cũng đang tìm hiểu những ảnh hưởng của vấn đề này đến nền kinh tế toàn cầu.

Ngày 15/11 (giờ địa phương), một ngày sau khi Anh và EU công bố dự thảo thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đã có 4 Bộ trưởng của chính phủ Anh đã đệ đơn từ chức do bất đồng với dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May.

Dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May đang đối mặt với khó khăn.
Dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May đang đối mặt với khó khăn.

Trong khi các nhà chính trị Anh đang vấp phải kế hoạch đưa đất nước về phía trước sau quyết định quan trọng và chưa từng có nói trên, không chỉ người Anh, mà khắp thế giới đang chờ đợi kết quả cuộc "ly hôn" này với tâm trạng bất an.

Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là Anh không đạt được thỏa thuận với EU cho sự ra đi có trật tự. Điều này sẽ kéo theo những hàng rào thương mại mới được dựng lên, gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm, thuốc men và hàng hóa khác và một cú sốc đối với toàn bộ nền kinh tế Anh.

Đây chưa phải là hậu quả cuối cùng trong một bối cảnh toàn cầu hóa, theo Chuyên gia Carl Turner, cố vấn tài chính cao cấp của Infinity Solutions, công ty chuyên cung cấp các giải pháp tài chính cho toàn thế giới.

Tất nhiên, công dân Anh chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định quan trọng này, nhưng trong một thế giới các nền kinh tế kết nối với nhau mạnh mẽ, Brexit sẽ theo những con đường khác nhau chạm vào mỗi người ở mức độ khác nhau, bất chấp biên giới Quốc gia. Tác động đáng kể mà kết quả đã biểu hiện rõ ràng qua diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính mới đây, bên cạnh đó là sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh. 

Các nhà phân tích cho rằng, đang gia tăng nhanh chóng nguy cơ về Brexit hỗn loạn. Trong báo cáo công bố hôm 14/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nếu Brexit không có trật tự sẽ dẫn tới sự gián đoạn trên diện rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như những hệ quả nghiêm trọng đối với thị trường tài chínhthế giới.

Vương quốc Anh vẫn là một phần của Liên minh châu Âu (EU) cho đến khi chính phủ Anh chính thức kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon, trong đó đặt ra kế hoạch chi tiết cho quá trình rời khỏi liên minh. Đây là một cuộc chia tay chưa có tiền lệ. 

Hiệp ước quy định một giai đoạn 2 năm để hai bên đàm phán các thỏa thuận Brexit. Trong thời gian này, Anh vẫn là một phần của EU và tiếp tục có trách nhiệm và nghĩa vụ của Quốc gia thành viên.

Chuyên gia Carl Turner cho rằng, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng như theo nhiều cách khác nhau. Hiệu ứng tức thì của Brexit đã được cảm nhận trên toàn cầu theo 2 cách, đồng bảng Anh giảm mạnh giá trị và thị trường chứng khoán trong tình trạng hỗn loạn. 

Hiện tại, đồng bảng Anh giảm 7,6% xuống mức thấp nhất trong 30 năm. Riêng hôm nay 16/11 (giờ Việt Nam), việc các Bộ trưởng trong chính phủ Anh từ chức do bất đồng về dự thảo thỏa thuận Brexit đã tác động mạnh đến thị trường tài chính châu Âu và khiến đồng bảng Anh giảm mạnh hơn 1,6% so với đồng USD.

Nếu xem xét diễn biến tỷ giá trung bình hàng ngày của đồng bảng Anh so với đồng USD kể từ năm 2012 chỉ là 0,35%, thì đây là một sự sụt giảm chưa từng thấy. Thị trường chứng khoán cũng bị rơi tự do khi các nhà đầu tư tìm cách bán tháo cổ phiếu để chuyển sang các lựa chọn đầu tư ít rủi ro hơn.

Trên các thị trường tài chính, vàng là tài sản được hưởng lợi  từ Brexit. Bất ổn liên quan Brexit là yếu tố lớn nhất khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản có tính an toàn cao như vàng, dầu thô và USD. Nếu trụ được trên 1.209 USD/ounce, giá vàng có thể tăng lên 1.235 USD/ounce, Michael Matousek, trưởng bộ phận giao dịch tại U.S Global Investor, nhận định.

Mark O’Byrne, Giám đốc nghiên cứu của GoldCore cũng lưu lý rằng, rủi ro địa chính trị còn cao có thể hỗ trợ vàng tăng giá từ nay đến cả trong năm 2019. Điều đó thể hiện trong bất ổn chính trị hiện nay liên quan Brexit.

Brexit không phải là một yếu tố địa chính trị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính thế giới.
Brexit không phải là một yếu tố địa chính trị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính thế giới.

Tuy nhiên, trên thực tế, những tác động của Brexit chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính Anh, EU và với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tài sản được định giá bằng bảng Anh.

Bằng chứng là trong khi thị trường chứng khoán châu Âu chao đảo do tác động từ dự thảo Brexit của Thủ tướng Anh đối mặt khó khăn nhưng chứng khoán Phố Wall của Mỹ vẫn tăng điểm trong phiên hôm nay 16/11 (giờ Việt Nam), trong khi thị trường chứng khoán châu Âu đi xuống.

Đồng thời, diễn biến trên thị trường vàng cho thấy giá vàng tăng nhẹ, nhưng nguyên nhân không chủ yếu đến từ Brexit, mà từ triển vọng hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và những thông tin kinh tế toàn cầu khác.

Các chuyên gia cũng lo sợ rằng việc tái cấu trúc kênh đầu tư trên các thị trường sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ châu Âu gây ra suy thoái ở khu vực này và sẽ ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, theo Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cao cấp của Kitco, Brexit không phải là một yếu tố địa chính trị có tác động nghiêm trọng đối với thị trường tài chính thế giới, cho nên mức độ ảnh hưởng không quá lớn như các nhà đầu tư lo ngại.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement