Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

BOT: 'Làm một... khai ba'

Phân tích

09/09/2017 08:00

Gần đây, câu chuyện về BOT trở thành chủ đề nóng trên hầu hết các diễn đàn bởi những hệ lụy nhãn tiền mà các dự án BOT đã và đang mang lại. Thậm chí, ngay cả các DN, các nhà đầu tư cũng khó “cảm thông”. D Đ DN giới thiệu một số quan điểm của các DN.

Ông Nguyễn Văn Bắc - Giám đốc CTCP đầu tư xây dựng hạ tầng và khai thác mỏ Tân Việt Bắc:Lợi ích nhóm đã rõràng


Khi nhắc về các dự án BOT tôi thường nghe thấy người ta nói đến các cụm từ như: “lợi ích nhóm”, “chống đối bằng tiền lẻ”, “biểu tình”… Bây giờ, phải làm sao để khi nhắc về BOT, mọi người không nhắc đến những cụm từ trên nữa.

Để làm được điều này, theo tôi Nhà nước nên nhanh chóng tổ chức đấu thầu các dự án BOT theo hướng công khai minh bạch.Thông tin về việc tổ chức đấu thầu phải được công khai để người dân và DN được biết.

BOT mà không đấu thầu thì sẽ không minh bạch, một nhóm người thỏa thuận với nhau về giá thu, thời gian thu để cho toàn dân phải chịu.Họ thỏa thuận nên họ làm 1 đồng họ khai 3 đồng vì họ được tự ý khai vốn, tự ý lập dự ánđầu tư...

Hơn nữa, dù có được đấu thấu nhưng chỉ đấu thầu ở một "góc Bộ Giao thông" cũng sẽ không đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Đôi khi, cơ quan chức năng hợp lý hóa chỉ định thầu bằng cách mở thầu xong kêu không có ai đăng ký. Có khi một nhóm nhỏ thân thân quen ở một góc nào đấu thầu với nhau thì không ai biết.

Đồng thời, nên chia nhỏ các gói thầu để tăng thêm cơ hội cho các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Nếu như chúng ta cứ để các gói thầu có giá trị lên đến hàng tỷ đô thì DN vừa và nhỏ không có cơ hội làm. Và các gói thầu lại rơi vào tay các “ông lớn”, các DN nước ngoài. Kể cả DN vừa và nhỏ có trùng thầu thì rủi ro cũng rất lớn bởi họ không đủ vốn…

Ông Bùi Danh Liên -Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội:Quá trình thực hiện BOT làm méo mó chủ trương đúng đắn của Nhà nước

Việc đầu tư BOT là rất tốt, DN vận tải, người dân được đi trên những con đường “bóng loáng”, “tốc độ nhanh”, đỡ tốn xăng dầu… Tuy nhiên,quá trình thực hiện có những bất cập nên làm méo mó chủ trương tốt của Đảng, Nhà nước.

Đáng nói, các hợp đồng xây dựng hạ tầng theo BOT lại có điều khoản bí mật cũng làm cho BOT đáng ngờ hơn nữa.Tôi cho rằng điều này trái với quy định của Nhà nước. Đã là hợp đồng kinh tế lại là bí mật, như vậy nó ngược với Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về phản biện xã hội. Tức là không cho ai biết thì làm thế nào người ta giám sát được. Cho nên tôi cho rằng đây là nguồn gốc của những bất cập, sự phát sinh từ đó.

Thậm chí, nói người nghèo không có ô tô nên không chịu ảnh hưởng từ các trạm thu phí BOT không thỏa đáng. Bởi khi phí BOT tăng thì kéo theo các loại chi phí khác tăng theo tác động tới người nghèo.

Luật sư Trương Thanh Đức -Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico: ỞViệt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi

Khi muốn thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư chỉ lo “đặt gạch” làm sao vào được dự án là xong, còn vốn chủ yếu là nhà nước và các ngân hàng lo. Như dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng. Điều này làm méo mó nền kinh tế.

Ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi. Cuối cùng người dân nghèo bao giờ cũng phải thua thiệt nhiều nhất. Bởi BOT sẽ tác động đến hàng hóa, dịch vụ.

Hiện nay luật thoáng đến mức Bộ GTVT, tỉnh có thể ủy quyền cho UBND các quận, huyện ký hợp đồng BOT với chủ đầu có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Sở dĩ có chuyện đó vì dự án BOT không có rủi ro về vốn gốc, vốn lái nên chỉ cần “đặt gạch” vào dự án là xong.

Tôi cho rằng ở các dự án BOT, nếu đấu thầu cũng nguy hiểm không kém. Bởi hiện nay ở nước ta khi đấu thầu xuất hiện toàn ‘quân xanh quân đỏ’. Lúc đó đấu thầu lại là biện pháp để người ta hợp thức hóa chỉ định thầu một cách êm xuôi.

Sau khi đã vào được dự án, nhà đầu tư lại tiếp tục chọn nhà thầu bằng phương pháp chỉ định. Họ đưa ra chi phí càng cao càng tốt để kéo dài thời gian thu phí. Thế nên mới có chuyện sau khi kiểm tra, các cơ quan chức năng đã giảm được hơn 100 năm thu phí ở các dự án PPP trên cả nước.

HUYỀN TRANG (Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement