04/10/2018 21:20
Bốn bài học kinh doanh dành cho các doanh nhân trẻ từ nhà sáng lập hãng giày Nike
Những người thành công hiểu rằng bạn phải yêu những gì bạn bán. Niềm đam mê nhiều hơn bạn có, số lượng bán hàng của bạn sẽ tốt hơn.
Những người thành công hiểu rằng bạn phải yêu những gì bạn bán - hoặc ít nhất tin rằng nó có giá trị. Niềm đam mê nhiều hơn bạn có số lượng bán hàng của bạn sẽ tốt hơn.
Mọi người trên thế giới đều biết đến Nike, tuy nhiên lại không có mấy ai biết được Nike được xây dựng nên bằng cách nào và ai là người kiến tạo ra hãng giày nổi tiếng thế giới này.
Phil Knight, một doanh nhân trẻ đã dám rời bỏ công việc kế toán sinh lợi để theo đuổi ước mơ sở hữu một công ty giày riêng cho bản thân mình, chính là nhà sáng lập ra hãng giày nổi tiếng này. Trong cuốn tự truyện "Dog Dog" của Knight, ông đã chia sẻ một số bài học kinh doanh mà theo ông những nhà doanh nhân trẻ nên học hỏi để thành công.
Và dưới đây là bốn bài học kinh doanh được tổng hợp từ chính Knight cũng như một số doanh nhân thành đạt khác.
1. Hãy giao thoa những điều bạn thích với cái thị trường cần
Trong một cuộc phỏng vấn giữa nhà tỷ phú Tom Bilyeu và một ngôi sao internet đồng thời là một cựu nhà sư Jay Shetty, có một câu nói rất hay: "Một doanh nhân thành công luôn phải biết đặt các câu hỏi: bạn giỏi điều gì? bạn thích điều gì? nhu cầu thị trường là gì? và làm sao để bạn kiếm tiền từ điều đó?".
Tất cả các vĩ nhân trong giới kinh doanh như Jobs, Gates hay Bufet đều nhắc đến, sử dụng nguyên lý này rất nhiều lần. Vì thế trong cuốn 'Dog Dog', Knight cũng luôn nhắc về điều này.
Knight là một người rất giỏi chạy bộ và cũng khao khát trở thành một doanh nhân, điều đặc biệt là ông đã thấy một khoảng trống trong thị trường giày thể thao. Ông nhận ra rằng người Mỹ rất cần giày chạy bộ vì thế ông đã đến Nhật Bản để kí thỏa thuận với một công ty sản xuất giày lớn nhất tại Nhật để làm ra sản phẩm giày, phân phối tại bờ Tây nước Mỹ.
Ngay sau đó, Knight đã thành lập một công ty tên "Blue Ribbon" đặt trụ sở tại Oregon, Mỹ và sau đó đổi tên thành công ty mà chúng ta ai cũng biết "Nike". Trong phần này, Knight cũng đã khuyên nhủ các doanh nhân trẻ rằng: "Đừng nói với mọi người cách làm mọi thứ, hãy nói cho họ biết phải làm gì và để họ làm bạn ngạc nhiên với kết quả của họ".
2. Hãy làm việc với những con người xuất chúng
Một trong những quyết định thông minh nhất mà Knight thực hiện trong cuộc đời anh là hợp tác với huấn luyện viên của anh, Bill Bowerman. Không ai có thể tiếp cận công việc bán giày tốt hơn là huấn luận viên chạy bộ, những người có quan hệ với mọi cửa hàng giày ở Portland?
Ngoài ra, Bowerman không chỉ là một huấn luận viên tốt, anh còn là một nhà doanh nhân giỏi. Ông ấy là một người lãnh đạo tài tình với một mạng lưới mối quan hệ rộng rãi và trên hết là sự hiểu biết và tình yêu với giày của ông. Anh ta có thói quen lén vào tủ đồ của học viên và đem những đôi giày cũ hoặc lỗi đến các tiệm giày sửa chữa để khiến cho chúng trở nên tốt hơn.
Những kỹ năng của Bowerman trở nên hữu dụng khi Blue Ribbon và Onitsuka Tiger không còn hợp tác với nhau. Ngay sau đó, Knight và Bowerman phải tự tay sản xuất những chiếc giày của họ, rồi kỹ thuật đúc khuôn đế bằng cao su do Bowerman sáng tạo đã được sử dụng để làm nên thế hệ giày Nike đầu tiên và người Mỹ cực kỳ thích nó.
3. Hãy luôn giữ niềm tin rằng bạn sẽ là người chiến thắng
Sự đam mê và niềm tin là muối và hạt tiêu của mỗi doanh nghiệp thành công. Nếu không có niềm tin vững chắc vào ý tưởng của bạn, bạn sẽ không thể bán chúng cho cả khách hàng và nhà đầu tư. Câu hỏi đầu tiên mà CEO của nhà sản xuất giày Nhật Bản Onitsuka Tiger hỏi Knight là: "Ngài Knight, công ty của ông là gì?"
Một câu hỏi khó trả lời đặc biệt là khi bạn không có một công ty và vẫn sống với bố mẹ bạn. Nhưng Knight đã có một niềm tin rằng nước Mỹ cần giày chạy tốt hơn.
Knight đã nhìn thấy rằng máy ảnh Nhật sẽ xâm chiếm thị trường nước Mỹ và người dân Mỹ cũng sẽ làm điều tương tự với giày thể thao nhập khẩu. Do đó, Knight đã đem toàn bộ tâm huyết và niềm tin của mình lên bàn đàm phán rằng ông sẽ ký kết được hợp đồng với đối tác Nhật.
Nói về điều này, Kinght nói trong cuốn tự truyện của ông: "Hãy có giấc mơ táo bạo, có can đảm chấp nhận thất bại và hãy hành động khẩn trương".
4. Hãy đừng nghĩ đến chuyện bán sản phẩm, hãy cho khách hàng thấy sản phẩm
Khi còn trẻ, Knight đã từng bán những cuốn bách khoa toàn thư đến từng nhà và đã nhận thất bại thảm hại. Anh nhận ra rằng anh không thể bán chúng bới vì chúng quá nặng để mang theo và khách hàng cảm thấy nó như là một gánh nặng nên mọi người không mua nó.
Sau nhiều năm, điều này lại lập lại khi công ty Blue Ribbon bán những đôi giày của họ. Knight phải đi gặp tất cả các tiệm giày ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương để mời họ thử giày mới. Tuy nhiên, cái mà Knight nhận được là những cái lắc đầu kèm theo câu nói: "Thế giới không cần thêm một đôi giày chạy bộ nào nữa".
Không nản lòng, Knight đã tim cách khác, thay vì đến những của tiệm, ông đem đôi giày của mình tham dự tất cả các cuộc hội thảo về điền kinh hay các giải chạy bộ.
Ông cho các vận động viên, huấn luận viên sử dụng đôi giày của mình và cho ý kiến khi so sánh nó với đôi giày Adidas, được coi như là hãng giày số một vào thời điểm đó. Điều ngạc nhiên đã đến với Knight, mọi người đều thích đôi giày của Knight và ông đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp