Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ tứ không thể sánh được với NATO

Kinh tế thế giới

31/05/2022 11:17

Liên minh An ninh Tứ giác (Bộ tứ) có thể đã trải qua những giai đoạn không hiệu quả và ít hoạt động kể từ khi thành lập năm 2007, nhưng nó đã trở nên có ý nghĩa hơn trong thời gian gần đây.

Trước những diễn biến mới nhất trên mặt trận này, Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ vừa mới kết thúc gần đây đã củng cố nhu cầu của một liên minh trong việc bảo đảm an ninh cho các vùng lãnh hải, đặc biệt lưu ý đến sự chi phối ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Xu hướng của Trung Quốc trong việc biến các đảo và đảo san hô thành các căn cứ quân sự và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ là lý do khiến Bộ tứ cần trở thành một thực thể hồi sinh. Khi Bộ tứ đưa ra những "lợi ích hữu hình" để kiềm chế Trung Quốc, thì Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã cùng nhau lập kế hoạch giám sát hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với khoản đầu tư 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới.

Dù các cuộc thảo luận không đề cập rõ ràng đến Trung Quốc, song các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ đã phản đối mạnh mẽ "bất kỳ hành động ép buộc, khiêu khích hoặc đơn phương nào nhằm tìm cách thay đổi nguyên trạng" ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Họ đã chỉ ra các hành vi "quân sự hóa các thực thể tranh chấp, sử dụng các tàu tuần duyên và lực lượng dân quân hàng hải một cách nguy hiểm và nỗ lực làm gián đoạn các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các nước khác". Tất cả những điều này đều được Trung Quốc thực hiện.

Bộ tứ không thể sánh được với NATO - Ảnh 1.

Theo sáng kiến giám sát hàng hải mới, cụ thể là Chương trình "Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhận thức trong lĩnh vực hàng hải" (IPMDA), nhóm Bộ tứ sẽ làm việc với các đối tác trong khu vực để ứng phó với thảm họa thiên nhiên và nhân đạo, cũng như ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. 

Đối với một hiệp hội bắt nguồn từ luật pháp quốc tế và không bị nản lòng trước các chiến thuật cưỡng ép và là một bước tiến nhằm tăng cường hợp tác về cơ sở hạ tầng, việc nhóm Bộ tứ quyết tâm mở rộng sự trợ giúp cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương là một động thái kịp thời trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của mình. 

Chắc chắn, "gã khổng lồ châu Á" không hề hài lòng, và Trung Quốc trước đây từng gọi nhóm Bộ tứ là "NATO châu Á". Tất cả các quốc gia thành viên của Bộ tứ đều đã đối đầu với Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Sự xích mích của Ấn Độ với Trung Quốc có lịch sử lâu đời, với sự xâm lấn quân sự vào thung lũng Galwan ở Ladakh năm 2020, là mối lo ngại gần đây nhất có tính chất trực tiếp. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng phức tạp ở Sri Lanka là một "cơ hội" để Trung Quốc đánh dấu sự hiện diện của mình một cách nổi bật hơn ở khu vực Ấn Độ Dương.

Quần đảo Senkaku không có người ở trên Biển Hoa Đông, nằm ở phía Đông Bắc của Đài Loan, là do Nhật Bản quản lý. Trung Quốc gọi quần đảo này là Điếu Ngư và tuyên bố là của riêng mình.

Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Australia sau khi nước này tỏ ý nghi ngờ virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Trung Quốc) là nguồn gốc có thể gây ra đại dịch COVID-19.

Việc thông báo về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ thực sự đã khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng báo động. Bắc Kinh cho rằng đây là kế hoạch của Mỹ cùng với các đồng minh quân sự và chiến lược nhằm "dồn ép" Trung Quốc. 

Bắc Kinh coi Bộ tứ là công cụ "phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành trước đó đã nói rằng "các vòng tròn hoặc nhóm nhỏ khép kín và độc quyền cũng nguy hiểm như chiến lược mở rộng về phía Đông của NATO ở châu Âu. Nếu cứ để xảy ra tình trạng này mà không được kiểm soát, nó sẽ mang lại những hậu quả không thể tưởng tượng được, và cuối cùng đẩy châu Á-Thái Bình Dương đến bờ vực thẳm".

NATO là một liên minh quân sự gồm 30 quốc gia thành viên, ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là nhóm đối trọng với Liên Xô. NATO tiếp tục tồn tại như một hệ thống an ninh tập thể, theo đó các quốc gia thành viên (28 trong số đó là châu Âu) đồng ý bảo vệ lẫn nhau trước cuộc tấn công của bên thứ ba. 

Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, NATO vẫn hoạt động ở các nước Balkan, Trung Đông, Nam Á và Châu Phi. Mặc dù mục đích của tổ chức xuyên Đại Tây Dương này được biện minh theo hướng một quốc gia thành viên sẽ không bao giờ bị bỏ rơi trong trường hợp có sự xâm lược từ bên ngoài, thì khả năng một thực thể có bản chất như vậy, được ràng buộc với nhau và được thúc đẩy bởi lợi ích chung, là một biện pháp răn đe cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi "các biện pháp săn mồi" của Trung Quốc đang tạo dấu ấn dọc các vùng lãnh thổ chiến lược.

Bộ tứ không thể sánh được với NATO - Ảnh 3.

Các tàu chiến của Hải quân các nước Bộ tứ tiến vào biển Bắc Arab tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 giai đoạn 2 ngày 17/11/2020. (Nguồn: AP)

Cần lưu ý đến thực tế rằng các quốc gia thành viên nhóm Bộ tứ là đại diện của các nền văn hóa và lợi ích đa dạng và việc tạo dựng lợi ích chung làm nền tảng vững chắc, lâu dài là điều kiện tiên quyết để nâng tầm nhóm Bộ tứ sánh ngang với vị thế của NATO. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhóm Bộ tứ không phải là "NATO châu Á" và cũng không khao khát trở thành một nhóm như vậy vì việc duy trì tính linh hoạt của nó như một diễn đàn không chính thức sẽ tăng cường quan hệ đối tác và mở rộng phạm vi hợp tác, chẳng hạn như sự ra mắt của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố ở Tokyo.

IPEF có 13 thành viên sáng lập, bao gồm Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 

Tuyên bố chung của các nước tham gia nêu rõ: "Mục đích của IPEF là thúc đẩy khả năng phục hồi, bền vững, bao trùm, tăng trưởng kinh tế, công bằng và khả năng cạnh tranh cho các nền kinh tế của các nước tham gia. Thông qua sáng kiến này, chúng tôi hướng tới thúc đẩy hợp tác, ổn định, thịnh vượng, phát triển và hòa bình trong khu vực".

Cho dù các tính năng đang phát triển của liên minh này là gì, Bộ tứ cần phải được thành lập dựa trên một số điều khoản tích cực và mang tính xây dựng không thể thương lượng để duy trì chính nó. 

Việc cùng nhau nổi lên như một lực lượng chống Trung Quốc có thể không phải là một nỗ lực bền vững về lâu dài do những nghĩa vụ ngoại giao và nhu cầu "lợi ích cá nhân" về kinh tế của mỗi nước trong nhóm Bộ tứ.

(Nguồn: TTXVN)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement