Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Phải chuẩn bị kế hoạch thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát

Nóng trong ngày

06/03/2024 15:07

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, dù việc xét xử diễn ra 60 ngày, nhưng từ bây giờ, công tác thi hành án phải chuẩn bị, để khi phán xét có giá trị pháp lý là thi hành án ngay.

Tại phiên họp về kinh tế - xã hội tháng 2 diễn ra ngày 6/3, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ về vụ án Vạn Thịnh Phát đang được xét xử: Đây là vụ án lớn chưa từng có!

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định: "Đây là vụ án hình sự, kinh tế lớn, số lượng người có liên quan cực lớn và thời gian xét xử khoảng 60 ngày". Ông Nên cho biết thêm, để chuẩn bị cho công tác xét xử, TP.HCM đã lên kế hoạch, chương trình, nội dung chi tiết, kể cả bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác truyền thông.

Việc này nhằm để cho mọi người, nhất là những người có liên quan biết mình phải làm gì, làm như thế nào để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới những hoạt động khác của TP.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, đến hiện tại, những người liên quan đến vụ án đều chấp hành và công tác xét xử chưa gặp vấn đề gì.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Phải chuẩn bị kế hoạch thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát- Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại phiên họp ngày 6/3. Ảnh: HMC.

Tuy nhiên, đây là việc mới, việc lớn, có qua lại mật thiết đến nhiều mối quan hệ, kể cả yếu tố nước ngoài, do đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu phải có sự phối hợp từ công tác truyền thông cho đến công tác bảo vệ, công tác xét xử. Việc xét xử phải đảm bảo ra phán xét cuối cùng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đảm bảo các yêu cầu. Đặc biệt là chuẩn bị kế hoạch thi hành án.

Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến rất nhiều người. Các cơ quan cần lên kế hoạch truyền thông, để người dân theo dõi phiên xét xử trực tuyến, tránh tập trung dồn về một chỗ. Từng địa phương, từng người có liên quan phải tham gia trách nhiệm và kịp thời phát hiện, phòng ngừa âm mưu phá hoại, không để bất cứ tình huống gì xảy ra ảnh hưởng phiên xét xử, theo Dân Việt.

"Phải có sự phối hợp từ truyền thông cho đến công tác bảo vệ, công tác xét xử phải đảm bảo ra những phán xét cuối cùng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đảm bảo được các yêu cầu về mặt cải cách tư pháp trong tình hình mới. Đặc biệt là chuẩn bị kế hoạch thi hành án và ngay bây giờ, lực lượng thi hành án cũng đã tham gia chuẩn bị các kế hoạch để khi có phán xét có giá trị pháp lý là phải thi hành, không để những việc này tác động, ảnh hưởng tới vấn đề khác", ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu.

Giai đoạn thứ hai liên quan rất nhiều người dân, lên đến con số hàng chục ngàn người. Do đó, từng địa phương, từng ngành có liên quan và các cơ quan truyền thông phải tham gia một cách hết sức trách nhiệm.

Đặc biệt Bí thư Thành ủy TP.HCM lưu ý cần phải kịp thời phát hiện, phòng ngừa những ý đồ phá hoại về an ninh trật tự trong thời gian diễn ra xét xử vụ án.

Việc đảm bảo cho xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát là một trọng tâm trong 60 ngày tới. Chắc chắn việc này cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố nên phải có kế hoạch, phải linh hoạt, phối hợp chặt chẽ để mọi việc diễn ra suôn sẻ, theo VOV.

Trước đó, sáng 5/3, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên tòa xét xử Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo liên quan, do có các sai phạm xảy ra tại tập đoàn này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị.

Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan bị xét xử về 3 tội danh "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Gần 60 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ SCB và Ngân hàng Nhà nước (NHNN); 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ và 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị xét xử về các tội "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng".

Tiến hành xét xử, TAND TP.HCM đã triệu tập khoảng 3.000 người tham gia tố tụng. Trong đó, có các bị cáo, 200 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Số người còn lại hầu hết là đại diện tổ chức và cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Những người được triệu tập tới phiên xử có hơn 2.400 người liên quan, gồm: Nhóm người là các cá nhân thuộc SCB (316 người); nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, đứng tên vay và đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB (1.153 người); nhóm người liên quan là các pháp nhân đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB (692 người); nhóm người liên quan là các cá nhân tại NHNN (42 người) và nhóm người liên quan khác (201 người). Tòa cũng triệu tập một số người phiên dịch cho bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) có quốc tịch Trung Quốc.

Bị hại trong vụ án được xác định là Ngân hàng SCB và bị cáo Trương Mỹ Lan ở hành vi bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch Tập đoàn giáo dục Văn Lang) lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement