Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân xin người dân bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm để bổ sung hồ sơ

Phân tích

20/06/2018 18:07

Đúng như lời hứa trước kỳ họp Quốc hội, hôm nay Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp xúc với người dân có đất nằm trong dự án Thủ Thiêm.

Theo Zing News, sau khi nghe người dân cho biết có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm có công chứng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị người dân cung cấp cho ông và lãnh đạo thành phố bản đồ này để bổ sung vào hồ sơ.

Cụ thể theo tường thuật của Zing News, ông Phạm Thế Vinh ở phường Bình Khánh đặt câu hỏi vì sao việc khiếu nại đất đai của bà con kéo dài nhiều năm mà không được giải quyết. Điều này chứng tỏ vai trò giám sát chưa hiệu quả, nhất là việc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Một cử tri bật khóc tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Vietnamnet
Một cử tri bật khóc tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Vietnamnet

Ông Vinh cũng nói TP.HCM có mượn 13 bản đồ của ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM. Nhưng ông thiết nghĩ đây chỉ là bản dự thảo, không đủ cơ sở pháp lý xác định quy hoạch. Thứ nhất không đi kèm văn bản pháp lý nào, thứ 2 là không được lưu trữ tại cơ quan Nhà nước, không phù hợp toàn bộ văn bản pháp lý quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

"Toàn bộ văn bản liên quan Khu đô thị mới Thủ Thiêm chúng tôi đã công chứng hợp lệ, tóm tắt bằng 3 bản đồ". Ông Vinh nói và trưng ra 3 bản đồ kèm diễn giải quy định pháp luật để chứng minh đất đai của những hộ dân thuộc phường ông đang ở nằm ngoài ranh quy hoạch.

Sau phần phát biểu của ông Vinh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ông Vinh cung cấp cho ông và lãnh đạo thành phố bản đồ này để bổ sung vào hồ sơ.

Trong khi đó báo điện tử VnExpress tường thuật, chiều 20/6 Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng với Tổ đại biểu số 7 (quận 2, 9 và Thủ Đức) tiếp xúc cử tri quận 2 tại Nhà thiếu nhi quận.

14h hội nghị mới diễn ra nhưng từ đầu giờ trưa, hàng trăm cư dân Thủ Thiêm đã đến làm thủ tục vào hội trường. Như các buổi tiếp xúc với lãnh đạo thành phố lần trước, những người có khiếu nại, bức xúc tiếp tục mang theo bản đồ, hồ sơ đến.

An ninh được thắt chặt. Ban tổ chức chỉ cho cử tri có chứng minh nhân dân quận 2 vào hội trường nên xảy ra tình trạng lộn xộn tại nơi làm thủ tục. Nhiều người phản ứng gay gắt, la hét đòi vào bằng được, bởi họ vốn là dân Thủ Thiêm nhưng sau giải toả phải đi nơi khác nên chứng minh nhân dân không còn ở đây.

14h30, trong hội trường chật kín cử tri. Mọi người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân và tổ đại biểu Quốc hội bước vào.

Có tổng cộng 140 cử tri đăng ký trình bày - con số kỷ lục từ trước đến nay, các buổi tiếp xúc khác của Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều nhất chỉ 20 người phát biểu.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đến tham dự buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: VnExpress
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đến tham dự buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: VnExpress

Bên ngoài, gần chục người dù có chứng minh nhân dân trên địa bàn cũng không được cho vào dự buổi đối thoại. "Tôi đã chờ từng ngày để đến buổi đối thoại này", có người bật khóc. Đại diện chính quyền quận 2 mong bà con thông cảm vì hội trường hết chỗ, nhiều người phải đứng, nên không thể vào thêm.

Trong khi báo Vietnamnet tường thuật khá chi tiết ý kiến của người dân. Đa số đều tỏ ra bức xúc trước việc quy hoạch không rõ ràng, vấn đề đền bù giải toả...

Cụ thể theo tường thuật của báo này, cử tri Nguyễn Hùng Việt (phường Cát Lái) cho biết, gia đình ông ở trên miếng đất có lịch sử trên 100 năm, đã chấp nhận giao đất cho thành phố, nhưng 6 năm qua, chính sách về bồi thường, giải tỏa cho gia đình ông vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

"Tôi thấy rất thất vọng. Sự việc cứ đá lên đá xuống không giải quyết dù Đại biểu Quốc hội đã chuyển đơn rất nhiều lần", ông Việt nói.

Ông Việt cho hay, sau đó đã trả lại bằng khen của UBND TP.HCM tặng cho gia đình ông vì chấp hành tốt chủ trương giải tỏa, bồi thường đất đai phục vụ cho phát triển dự án Thủ Thiêm.

Cử tri Nguyễn Hồng Thái nói nhà mình bị giải toả, cưỡng chế trái luật, không có quyết định thu hồi đất. Đã 3 lần ông dự các cuộc tiếp xúc cử tri về vấn đề Thủ Thiêm, dù hỏi nhiều lần nhưng chưa khi nào nhận được câu trả lời thỏa đáng.

"Nói về Thủ Thiêm chúng tôi khổ lắm đồng chí Nguyễn Thiện Nhân ơi. Chúng tôi bây giờ chỉ mong mỏi giải quyết nhanh gọn, chính xác để bà con bớt khổ" - cử tri Lê Thị Nga nói với Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Bà Nga mong chính quyền TP giải quyết nhanh cho dân đỡ khổ, sớm ổn định cuộc sống. 

Cử tri Phạm Thế Vinh (phường Bình Khánh) còn chuẩn bị nhiều tấm bản đồ về quy hoạch Thủ Thiêm qua các thời kỳ để làm dẫn chứng khi trình bày ý kiến. Ông Vinh cũng chuẩn bị sẵn 5 bộ tài liệu để gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Phần thuyết trình của ông Vinh nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng của cử tri tại hội trường Nhà thiếu nhi quận 2.

Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ông Vinh gửi lại bản đồ, tài liệu để nghiên cứu sâu hơn.

Cử tri Nguyễn Thị Tám và một số cử tri khác nói việc đất đai của họ ngoài ranh quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm nhưng vẫn bị giải tỏa, dân phải ra đường. Bà Tám đưa ra bản đồ yêu cầu lãnh đạo quận 2 và TP chỉ ra ranh giới trong, ngoài ranh quy hoạch để giải quyết ngay cho dân.

Ngắt lời bà Tám, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết đã hiểu ý của bà Tám và một số bà con là khiếu kiện đất trong và ngoài ranh quy hoạch.

"Tôi nói thế này, nếu đất ngoài ranh thì ở lại, không di dời đi đâu hết. Bà con bình tĩnh khi phát biểu, tôi lắng nghe hết mà" – lời Bí thư Nguyễn Thiện Nhân.

Bí thư Thành ủy nói tới đây, nhiều cử tri đồng loạt vỗ tay.

Khu đô thị Thủ Thiêm rộng 657 ha, tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 (cách 300m đường chim bay), được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP.HCM, có các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...

Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Còn hơn 100 hộ dân khiếu nại vì cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch theo quyết định của thủ tướng năm 1996 nhưng vẫn bị giải tỏa.

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement