Bị phương Tây cô lập, Nga chuyển hướng phát triển thương mại sang Trung Quốc và Ấn Độ
Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Tư (22/6) cho biết, Nga đang định tuyến lại thương mại cho các "đối tác quốc tế đáng tin cậy" như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong bối cảnh phương Tây cố gắng cắt đứt quan hệ kinh tế với nước này.
"Chúng tôi đang tích cực tham gia vào việc định hướng lại các dòng chảy thương mại và các liên hệ kinh tế đối ngoại của mình hướng tới các đối tác quốc tế đáng tin cậy, chủ yếu là các nước BRICS", ông Putin nói trong bài phát biểu với những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS trực tuyến.
Theo ông Putin, thương mại giữa Nga và các nước BRICS đã tăng 38% và đạt 45 tỷ USD trong ba tháng đầu năm.

Ông Putin có mối quan hệ tốt với Thủ tướng Ấn Độ và chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình.
"Liên hệ giữa giới kinh doanh Nga và cộng đồng doanh nghiệp các nước BRICS đã tăng lên. Ví dụ, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mở chuỗi cửa hàng Ấn Độ ở Nga [và] để tăng thị phần ô tô, thiết bị và phần cứng của Trung Quốc trên thị trường của chúng tôi", ông Putin nói.
Nga cũng đang tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia đang tăng cường thu mua dầu của Nga do mức chiết khấu cao.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 5, đánh bật Ả Rập Saudi trở thành nhà cung cấp hàng đầu của nước này.
Ông Putin nói thêm rằng hệ thống nhắn tin giữa các tổ chức tài chính của Nga mở ra để kết nối các ngân hàng từ 5 quốc gia và rằng, Moscow đang tìm ra những cách mới để giao dịch mà không cần dựa vào các loại tiền tệ như đồng USD hoặc đồng euro.
Ông Putin nói: "Cùng với các đối tác BRICS, chúng tôi đang phát triển các cơ chế thay thế đáng tin cậy cho các giao dịch quốc tế".
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cáo buộc phương Tây đã bỏ qua "các nguyên tắc cơ bản của [nền] kinh tế thị trường" như thương mại tự do.
Ông nói: "Nó làm suy yếu lợi ích kinh doanh trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mọi người, của tất cả các quốc gia".
Hội nghị thượng đỉnh BRICS, do Bắc Kinh đăng cai, là diễn đàn quốc tế đầu tiên mà ông Putin trao đổi cùng với nguyên thủ của các nền kinh tế lớn khác kể từ khi ông ra lệnh tấn công Ukraina vào cuối tháng Hai.
Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đã khiến Nga bị cắt đứt khỏi các giao dịch với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới và đẩy nước này vào một cuộc suy thoái. Nhưng Moscow vẫn tiếp tục kiếm được tiền từ xuất khẩu, đặc biệt là khi giá năng lượng tăng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã tăng lên khoảng 20 tỷ USD trong tháng Năm.
"BRICS" là tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Kể từ năm 2009, chính phủ của các quốc gia thuộc BRICS đã họp hàng năm tại các hội nghị thượng đỉnh chính thức. Lần gần nhất, vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nga đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 12 bằng hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19.
BRICS có tổng diện tích 39.746.220 km² và tổng dân số ước tính khoảng 3,21 tỷ , tương đương khoảng 26,656% diện tích đất liền và 41,53% dân số thế giới. Bốn trong số năm thành viên nằm góp mặt trong số mười quốc gia lớn nhất thế giới tính theo dân số và diện tích, ngoại trừ Nam Phi, quốc gia này xếp thứ hai mươi tư trong cả 2 thống kê.
Tin liên quan
Đọc tiếp
Nổi bật
Đọc thêm

Thảm sát ở Nam Phi: Ít nhất 22 thanh niên chết trong quán rượu
Nhà chức trách Nam Phi đang điều tra cái chết của 22 thanh niên trong một quán rượu nổi tiếng ở thị trấn ven biển phía Đông London, các quan chức y tế tỉnh cho biết hôm Chủ nhật.
Thế giới27/06/2022

Thảm họa cho thế giới nếu Nga thắng Ukraina
Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo như vậy trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm Chủ nhật.
Thế giới26/06/2022

NATO nâng cấp các nhóm tác chiến lên quy mô lữ đoàn để đối phó Nga
Báo El Pais của Tây Ban Nha dẫn các nguồn tin cho biết, Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới sẽ xem xét khả năng triển khai quy mô lớn lớn nhất của liên minh quân sự này kể từ cuộc Chiến tranh Lạnh, trong bối cảnh một số thành viên ở Đông Âu đề nghị nâng cấp các nhóm tác chiến lên quy mô lữ đoàn.
Thế giới26/06/2022

Nga 'dằn mặt' G7 bằng loạt tên lửa vào trung tâm Kyiv
Nga nã pháo vào thủ đô Kyiv của Ukraina vào Chủ nhật, một ngày sau khi một thành phố quan trọng ở phía Đông rơi vào tay các lực lượng thân Nga trong khi các nhà lãnh đạo thế giới tụ tập ở châu Âu để thảo luận thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
Thế giới26/06/2022

Nga 'câu giờ' ở cuộc chiến Ukraina, đặt thế giới vào 'chuyện đã rồi'?
Kiev lo sợ rằng sự thờ ơ của phương Tây sẽ có lợi cho Điện Kremlin, khiến Nga đặt cộng đồng quốc tế vào "chuyện đã rồi".
Thế giới26/06/2022

Tương lai đầy ảm đạm của nông dân trồng dầu cọ Indonesia
Vài tháng qua là một thử thách đối với nông dân trồng dầu cọ Albertus Wawan.
Thế giới26/06/2022

'Kế hoạch Marshall' dành cho Ukraina sẽ diễn ra như thế nào?
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi một kế hoạch Marshall để tái thiết Ukraina và ý tưởng này của ông sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau, Đức, vào cuối tuần này.
Thế giới26/06/2022

Tên lửa dội xuống Ukraina như mưa, Nga đang toan tính gì?
Quân đội Ukraina thông báo Chernihiv - khu vực biên giới phía Bắc nước này ngày 25/6 đã hứng chịu "đợt pháo kích lớn" từ lãnh thổ của Belarus.
Thế giới25/06/2022

Làm thế nào để trở thành một thành viên EU?
Ukraina và Moldova đều đã được cấp tư cách ứng viên trở thành thành viên EU và đó là bước đầu tiên trên con đường phức tạp để trở thành thành viên chính thức. Vậy các bước tiếp theo của các nước này là gì?
Thế giới25/06/2022
Xem nhiều nhất