Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bị cáo buộc né thuế chống bán phá giá tại Mỹ, Thủy sản Minh Phú nói gì?

Phân tích

08/06/2019 10:23

Minh Phú đã lên tiếng trước cáo buộc nhập khẩu tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến rồi xuất sang thị trường Mỹ với xuất xứ tôm Việt Nam.

Chiều 7/6, Đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đã phát đi thông cáo bày tỏ có hiểu lầm trong các cáo buộc này. Theo nội dung vụ việc, mới đây ông Darin LaHood, Nghị sỹ Hoa Kỳ đã gửi thư yêu cầu Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) tiến hành điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với Tập đoàn Minh phú.

Yêu cầu này được đưa ra dựa trên thông tin từ một thư điện tử tới Nghị sĩ LaHood, cáo buộc về việc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có khả năng đã nhập khẩu tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến ở mức tối thiểu và xuất sang thị trường Hoa Kỳ với xuất xứ tôm Việt Nam.

Phía Minh Phú cho rằng, tới thời điểm này, họ vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ CBP hay bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến cáo buộc và yêu cầu nói trên và hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ của chúng tôi vẫn tiến hành thông quan bình thường.

Theo như tư vấn từ Luật sư của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại Hoa Kỳ, sau khi CBP nhận được các yêu cầu, cáo buộc từ các bên liên quan hoặc một cơ quan nhà nước khác, theo quy định tại Đạo luật về Bảo vệ và Thi Hành năm 2015 của Hoa Kỳ, CBP sẽ có 95 ngày để cân nhắc các thông tin liên quan đến cáo buộc trước khi tiến hành khởi xướng điều tra và sẽ ra thông báo về kết luận chỉ sau khi hoàn tất việc điều tra theo quy định.

Minh Phú đang đối diện với nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ.
Minh Phú đang đối diện với nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ.

Như vậy, bức thư nói trên của Ngài Nghị sỹ LaHood chỉ đơn giản là một yêu cầu dựa trên cáo buộc từ một phía, chưa có bằng chứng và cũng không phải là một quyết định hay kết luận của cơ quan Nhà nước về vấn đề này. Cho đến nay, MPC vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu hay thông báo nào từ CBP cho thấy CBP đã quyết định khởi xướng điều tra.

Với vấn đề sử dụng tôm nhập khẩu, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú không phủ nhận việc mình có nhập khẩu từ Ấn Độ với một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nguyên liệu để bổ sung nguyên liệu chế biến nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt tôm nguyên liệu tại Việt Nam, ổn định công việc và thu nhập cho người lao động tại từng thời điểm do lượng thu hoạch tôm nguyên liệu có tính mùa vụ và phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và các yếu tố tự nhiên khác.

Thực tế, theo thống kê sơ bộ của Tập đoàn này, lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng lượng tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú. Minh Phú cho rằng, không chỉ trong lĩnh vực chế biến thủy sản, mà trong rất nhiều lĩnh vực khác, việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bổ sung cho sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước là một việc hết sức bình thường, phổ biến và hoàn toàn không vi phạm pháp luật của bất kỳ quốc gia nào.

Từ năm 2004, Tập đoàn này đã trải qua hơn 10 năm tham gia điều tra chống phá giá do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam. Họ được đánh giá là doanh nghiệp hợp tác đầy đủ và có hệ thống lưu trữ báo cáo số liệu chi tiết tốt được Bộ Thương mại Hoa Kỳ chấp nhận.

Do đó, dù CBP có khởi xướng điều tra hay không thì Tập đoàn tập đoàn cũng hoàn toàn tự tin đã luôn nỗ lực trong việc tuân thủ pháp luật Hoa Kỳ, cũng như quy định của WTO và họ sử dụng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ không phải vì mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm tôm Ấn Độ.

Tập đoàn chỉ nhập khẩu tôm từ Ấn Độ để đáp ứng sự gia tăng trong nhu cầu tôm chế biến từ các thị trường khác ngoài Hoa Kỳ và ổn định đời sống cho người lao động trong những thời điểm nguồn cung trong nước thiếu hụt. Trong mọi trường hợp, Minh Phú luôn thực thi hệ thống kiểm soát hiệu quả nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề xuất xứ sản phẩm.

“Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tin rằng bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP sẽ chỉ dẫn tới kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, Minh Phú luôn có nguồn cung ứng tôm nguyên liệu phong phú và việc không tiếp tục sử dụng tôm nguyên liệu từ Ấn độ sẽ không gây ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của chúng tôi…” đại diện Minh Phú khẳng định.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement