27/07/2017 06:20
Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị thành công cho bác sĩ nước ngoài bị bệnh lupus ban đỏ
Y bác sỹ thuộc bốn chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công cho một bác sỹ người Campuchia bị bệnh lupus ban đỏ, đã biến chứng nặng.
Ngày 27/7, TS.BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, thông tinvừa chữa trị thành công bệnh lupus ban đỏ cho anh Chum Chetra (31 tuổi, quốc tịch Campuchia). Để chữa trị cho anh Chetra khỏi bệnh là sự kết hợp của y bác sỹ các khoa: Nội khớp, Bệnh nhiệt đới, Nội tim mạch, Hồi sức phẫu thuật tim.
Bệnh nhân đã gặp nhiều biến chứng nặng
Bệnh lupus ban đỏ rất nguy hiểm, khó phát hiện, nếu không điều trị kịp thời người bệnh sẽ tử vong. Bệnh hiếm gặp ở những người từ 15-45 tuổi. Ngay cả những người làm ngành ycũng không biết mình bị bệnh này, nếu không đi khám và làm các xét nghiệm.
Cụ thể trường hợp của anh Chetra là một bác sĩ ở Campuchia. Cha anh cũng là bác sĩ. Anh nhập viện Chợ Rẫy vào ngày 26/6 trong tình trạng đau bụng âm ỉ, kèm sốt nhẹ. Trước đó, anh đến khám ở Bệnh viện 115 thì được chuẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống, điều trị không giảm.
Sau đó, anh đến khám ở khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy thì được chuẩn đoán nhiễm trùng đa kháng, dương tínhLupus. Sau đó, anh được chuyển xuống khoa Nội tiết để điều trị.
Ngoài ra, bệnh viện tiến hànhxét nghiệm, siêu âm tim thì phát hiện anh Chetra đãbị biến chứng ở tim gồm: hở van động mạch chủ 2.5/4, áp xe gốc động mạch chủ và thành trước động mạch chủ.
Trước tình trạng nặng của bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn gồm y bác sỹ các khoa Nội khớp, Bệnh Nhiệt đới, Nội tim mạch, Hồi sức phẫu thuật tim. Hội chẩn đi đến kết luận phải sử dụng kháng sinh mạnh và kháng nấm, phẫu thuật tim sớm.
Bác sỹNguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim cho biết: "Bệnh nhân được thay van động mạch chủ cơ học, thay động mạch chủ ngực đoạn lên và cắm lại 2 lỗ vành, đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO). Trong 7 ngày điều trị, với sự hỗ trợ của máy ECMO, bệnh nhân đã hồi phục, chức năng các cơ quan cải thiện".
Bác sỹAn cho biết thêmsau 20 ngày điều trị, anh Chum Chetra đã ăn uống, giao tiếp tốt, nếukhông gặp các trở ngại nào khác sẽ được cho xuất viện sớm.
Cần sự phối hợp của người nhà mới chữa trị thành công
Theo bác sỹ Nguyễn Đình Khoa, bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, và trong trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Ở người mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể, kháng lại tế bào của hầu hết các cơ quan. Người bệnh thường có ban đỏ ở mặt giống như hình vết cắn của chó sói.
Bệnh thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 15-45 tuổi. Nữ bị bệnh nhiều hơn nam (gấp 9 lần so với nam), nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh có thể do di truyền, do môi trường sống nhiễm khuẩn, tiếp xúc nhiều với hóa chất, ánh nắng mặt trời, hoặc do nội tiết…
Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nên triệu chứng của bệnh hết sức đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông. Người bệnh thường gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt, nổi ban đỏ hình cánh bướm ở mặt...
Thời gian đầu, triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, cho đến khi bệnh ở giai đoạn nặng mới có thể chuẩn đoán được. Khi bị bệnh, người bị bệnh sẽ bị tổn thương nội tạng như tim (tràn dịch màng tim, viêm cơ tim), ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi), ở thận (viêm cầu thận), ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tâm thần), ở hệ tạo máu (thiếu máu, xuất huyết).
Bác sĩ Khoa cho biết, hiện số người bệnh vào bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị về bệnh lupus ban đỏ rất nhiều. Đa số người bệnh được chuẩn đoán dương tính với lupus đỏ đã ở giai đoạn nặng. Thế nhưng, dù bác sĩ cókhuyên bảo, đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, nhưngcó những người nhà bệnh nhân nhất quyết không chịu cho chữa trị mà xin về.
“Hôm qua, chúng tôi cũng tiếp nhận một bệnh nhân bị lupus ban đỏ. Bệnh nhân này đang trong giai đoạn nặng. Chúng tôi khuyên người nhà nên làm phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và chỉ có phẫu thuật thì mới điều trị thành công. Vậy mà người nhà của người bệnh nhất định xin về để tìm cách chữa trị khác.
Bản thân chúng tôi là bác sĩ, muốn tìm cách điều trị tốt nhất, đỡ tốn kinh phí nhất cho bệnh nhân khỏi bệnh. Tôi rất mong, người nhà của bệnh nhân hãy phối hợp với bác sĩ để điều trị cho bệnh nhân” - bác sĩ Khoa khẳng định.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp