Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Phân tích

04/09/2019 12:13

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, các doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khiến bất động sản công nghiệp sôi động.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do mới đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, Hiệp định cải cách toàn diện cho hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức thiết lập vào tháng 1/2019, trong khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết vào tháng 6/2019. Hiệp định mang tính lịch sử này sẽ xoá bỏ 99% thuế hải quan và tăng thu hút vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) được kỳ vọng sẽ hoàn tất cuối năm nay. Hiệp định thiết lập nhằm mục đích thắt chặt hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên khối ASEAN và 6 quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang ký kết hiệp định thương mại tự do.

Bằng việc áp dụng sản xuất bằng công nghệ và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn.

Với 25% thuế quan xuất khẩu áp trên tổng giá trị xuất khẩu 250 tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc và vẫn có khả năng tăng thêm 10% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá 300 tỉ đô la Mỹ, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang hướng các công ty đa dạng hoá quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy.

bt-dng-sn-cong-nghip
Doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, hút bất động sản công nghiệp.

Việt Nam thu hút với đội ngũ lao động trẻ và chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định, và một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới – tất cả các yếu tố cho thấy môi trường đầu tư khá hấp dẫn. Danh sách doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong quý I năm 2019, có 1.723 dự án mới đăng ký với tổng vốn đầu tư 7,41 tỉ USD. Phân khúc sản xuất thu hút 605 dự án, chiếm 71,2% FDI với 13,15 tỉ USD tăng 39,8% theo năm. Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố thu hút đầu tư nhất, chiếm 26,3% và 16,7% tổng vốn FDI.

Theo sau là Bình Dương chiếm 7,4% và Đồng Nai chiếm 6,7%. Nguồn vốn đầu tư từ Hongkong đầu tư chiếm 28,7% với 5,3 tỉ USD, theo sau là Hàn Quốc với 2,73 tỉ USD và Trung Quốc với 2,28 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm, khu công nghiệp (IPs) và vùng kinh tế (EZs) thu hút gần 340 dự án FDI với tổng nguồn vốn gần 8,7 tỉ USD.

Mặc dù tỉ lệ lấp đầy ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm đang tăng, số lượng các dự án tương lao dồi dào tạo điều kiện cho các nhà đâu tư nước ngoài gia tăng đầu tư.

Thị trường công nghiệp đang thu hút sự chú ý, với các chủ đầu tư khu công nghiệp đang tích cực chuyển đổi các vùng nông nghiệp sang công nghiệp, đảm bảo nguồn cung mới. Các tỉnh miền Trung, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng nhận được rất nhiều yêu cầu do mức giá thuê đất ưu đãi và cạnh tranh.

Theo ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Vinacapital, quan ngại về nhân lực chủ yếu diễn ra ở các ngành công nghiệp giá trị thấp như dệt may và đồ nội thất.

Kokalari nhận định Việt Nam chưa sử dụng hết tiềm năng lớn như 10% lao động làm việc trong phân khúc FDI và hơn 40% làm việc trong phân khúc nông nghiệp, nguồn lao động lý tưởng để chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp sang xí nghiệp nhà máy, công nghiệp hoá năng lượng.

Phân khúc sản xuất chỉ đóng góp gần 20% vào GDP Việt Nam, so với các nền kinh tế “Asian Tiger” khác đạt mức 30% GDP.

Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thâp kỷ qua. Nguồn cung đất công nghiệp dồi dào đang tạo điều kiện cho các dự án sản xuất và tăng các lựa chọn thuê đối với cả nhà xưởng xây sẵn cho thuê (RBF) và nhà xưởng xây theo yêu cầu (BTS).

Việt Nam cần cẩn trọng lựa chọn các dự án sắp tới để tăng trưởng hơn trong giá trị chuỗi, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Lao động giá rẻ và các ưu đãi đầu tư, đặc biệt là thuế ưu đãi sẽ tiếp tục trở thành những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, tiếp tục chuyển đổi sang ngành công nghiệp giá trị cao Việt Nam phải tập trung vào chất lượng hơn là số lượng đầu tư.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement