28/09/2022 11:35
Báo cáo ngành dầu khí: Nhóm vận tải được hưởng lợi theo đà tăng giá cước
Trong 6 tháng cuối năm, diễn biến tình hình thế giới cho thấy ngày càng phức tạp, khó lường khi cạnh tranh chiến lược gay gắt, lạm phát tiếp tục tăng tăng cao, đồng tiền nhiều quốc gia mất giá.
Tại thời điểm tháng 6/2022, kinh tế toàn cầu trong năm 2022 được dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định sau hơn hai năm đại dịch cùng với tác động lan tỏa từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2% so với dự báo đưa ra vào tháng 1/2022.
Việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng, nhất là xuất, nhập khẩu, giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào tăng cao. Hoạt động kinh tế bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi, nguy cơ suy thoái kinh tế.
Lạm phát toàn cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát, thì các mục tiêu này đều vượt quá gần 90% các nền kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển, theo số liệu của WB.
Theo dự báo của Consensus Economics đưa ra hồi tháng 5/2022, đến cuối năm nay, lạm phát toàn cầu sẽ ở mức khoảng 6,5%, cao hơn 1,5 lần so với dự báo tháng 2, (4%) được đưa ra trước khi bắt đầu cuộc chiến quân sự ở Ukraina.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 27/7 nâng lãi suất thêm 0,75%, lần thứ hai liên tiếp, để đối phó lạm phát tồi tệ nhất nhiều thập kỷ. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 2,25% - 2,5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khiến hoạt động của doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro, lợi nhuận biên bị thu hẹp.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement