Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Asanzo tự khẳng định được minh oan, tự tin sản xuất trở lại

Phân tích

17/09/2019 12:04

Sáng 17/9, tập đoàn Asanzo đã có buổi họp báo với nội dung "chúng tôi được minh oan", liên quan đến nghi vấn xuất xứ hàng hoá của đơn bị này.

Tại buổi họp báo với đông đảo báo chí tham dự, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo công bố công ty đã được minh oan sau 89 ngày.

Ông Phạm Văn Tam phát biểu tại họp báo: "Hôm nay là ngày thứ 89 kể từ khi cơn bão quy chụp Asanzo giả xuất xứ hàng hóa ập đến với công ty chúng tôi. Tôi tổ chức cuộc họp báo này khi cơn bão ấy vẫn đang từng ngày, từng giờ khiến Asanzo chảy máu".

Ông Tam cũng nói: "Chúng tôi muốn sống và tiếp tục cuộc hành trình của mình, hành trình phục vụ những khách hàng bị bỏ quên".

CEO Asanzo tại buổi họp báo ngày 17/9.
CEO Asanzo tại buổi họp báo ngày 17/9.

Đại diện Asanzo cho biết, ngày 1/8/2019, Tổng Cục quản lý thị trường có văn bản gửi Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) để báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đối với Asanzo. Theo báo cáo này, Tổng cục Quản lý thị trường không có bất cứ kết luận nào cho thấy Asanzo có sai phạm về việc ghi xuất xứ hàng hoá, sau khi đã kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá của doanh nghiệp.

Không chỉ cơ quan quản lý thị trường không kết luận Asanzo sai trong việc ghi xuất xứ hàng hoá, mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ chức được giao chức năng cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/0) - cũng đã thành lập Tổ công tác để xác minh vấn đề ghi xuất xứ hàng hoá của Asanzo.

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hoá, đối chiếu với thực tế sản xuất của doanh nghiệp, Tổ công tác của VCCI đã kết luận rằng, đối với các “sản phẩm điện tử Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hoá “sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật”.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 4/9/2019, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cũng đã có Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong đó có nội dung: “Trên cơ sở các thông tin tìm hiểu được, VCCI nhận thấy sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hoá là sản xuất tại Việt Nam, chế tạo tại Việt Nam, hoặc xuất xứ từ Việt Nam… là phù hợp với các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam hiện hành”.

Tại họp báo, đại diện Asanzo cũng nhấn mạnh, tập đoàn này không sai phạm về xuất nhập khẩu. Theo đó, chỉ đạo từ Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cử Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành kiểm tra đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo. Đến thời điểm này, Cục Kiểm tra sau thông quan là đoàn kiểm tra duy nhất của ngành hải quan có thực hiện việc kiểm tra tại Asanzo.

Sau khi kiểm tra tài liệu xuất nhập khẩu hàng hoá, đối chiếu hồ sơ chứng từ, tiếp nhận giải trình của doanh nghiệp, ngày 15/8, Cục Kiểm tra sau Thông quan đã  có kết luận kiểm tra đối với Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo.

Theo bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan số 774/KL-KTSTQ, Cục Kiểm tra sau thông quan đã kết luận rằng: “Trên cơ sở hồ sơ tài liệu, số liệu, thông tin do công ty cung cấp, tại thời điểm kiểm tra chưa phát hiện sai phạm về khai báo hải quan đối với hàng hóa tại 1 tờ khai hải quan xuất khẩu, 26 tờ khai hải quan nhập khẩu”.

Đại diện Asanzo cho hay, phản ánh của báo chí đã cho rằng Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo có hành vi lừa dối người tiêu dùng khi sử dụng slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không có bất kỳ biên bản kiểm tra nào của các cơ quan chức năng kết luận Asanzo có sai phạm trong việc sử dụng slogan này.

Về việc sử dụng slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, Asanzo có xin phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM và được đồng ý.

Trên thực tế, Asanzo có hợp tác với Sharp Roxy - một công ty con tại HongKong của Tập đoàn Sharp (Nhật Bản). Ngày 12/9/2019, Sharp Roxy đã có văn bản tuyên bố rằng: “Theo yêu cầu của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo, chúng tôi, Sharp Roxy HongKong, tuyên bố và khẳng định rằng, chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực”.

Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu nói gì?

Trước khi Asanzo tổ chức buổi họp báo hôm nay, trả lời trên Tiền Phong, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Đàm Thanh Thế khẳng định: “Đấy là việc của Asanzo, họ làm phải đúng quy định pháp luật. Còn việc điều tra của cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức. Khi nào có kết luận chính thức tôi sẽ công bố với báo chí”.

Lắp ráp TV tại Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo.
Lắp ráp TV tại Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo.

Trong một diễn biến khác, ngày 5/9, Tổng cục Hải quan cho biết, đã tham mưu Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh liên quan đến tập đoàn Asanzo.

Xác minh cho thấy, từ 1/1/2017 đến 30/6/2019, Cty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua linh kiện, hàng hóa với 58 công ty trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”. Tuy nhiên, hiện hầu hết các công ty trên đã bỏ trốn, hoặc không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động. 

Qua điều tra, xác minh, Tổng cục Hải quan đã đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án “buôn lậu” về việc Cty Sa Huỳnh khai nhập khẩu hàng hóa là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh nhưng khi kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: “Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”.

Kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu của Cty CP Tập đoàn Asanzo, Hải quan nhận thấy, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, Asanzo làm thủ tục hải quan nhập khẩu 26 tờ khai, tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 171 triệu đồng; mặt hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu (không thanh toán) gồm bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, logo bằng kim loại, tấm LCD mẫu, bo mạch điện tử xử lý tín hiệu ti vi;…Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc

Đáng chú ý, công ty không phát sinh hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài mà chỉ phát sinh 1 tờ khai hải quan xuất trả “bộ đầu thu khuyếch đại âm thanh nhãn hiệu Asanzo” cho đối tác tại Hồng Kông, Trung Quốc, số lượng 5 chiếc, trị giá 5.825.000 đồng.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement