Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn sau 2 ngày giao tranh làm hơn 150 người thiệt mạng

Quân sự

15/09/2022 08:56

Một quan chức cấp cao của Armenia vào đầu ngày thứ Năm (15/9) cho biết, Armenia và Azerbaijan đã đàm phán về việc ngừng bắn để chấm dứt các cuộc giao tranh khiến 155 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng.

Armen Grigoryan, thư ký của Hội đồng An ninh Armenia, đã công bố thỏa thuận ngừng bắn qua truyền hình và nói rằng nó có hiệu lực vài giờ trước đó, vào lúc 8h tối theo giờ địa phương ngày 14/9 (1600 GMT).

Lệnh ngừng bắn này đạt được sau khi một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian hôm thứ Ba đã nhanh chóng đổ vỡ.

Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn sau 2 ngày giao tranh làm hơn 150 người thiệt mạng - Ảnh 1.

Hình ảnh được lấy từ một đoạn phim trên YouTube do Bộ Quốc phòng Armenia phát hành vào thứ Ba(13/9), cho thấy các binh sĩ Azerbaijan đã băng qua biên giới Armenia-Azerbaijan và tiếp cận các vị trí của Armenia. Thủ tướng Armenia nói rằng 49 binh sĩ đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào ban đêm của Azerbaijan. (Bộ Quốc phòng Armenia)

Vài giờ trước thông báo của Grigoryan, Bộ Quốc phòng Armenia báo cáo rằng các cuộc pháo kích đã ngừng nhưng không đề cập đến thỏa thuận ngừng bắn.

Không có bình luận ngay lập tức từ Chính phủ Azerbaijan.

Tuyên bố ngừng bắn được đưa ra sau hai ngày giao tranh ác liệt lần đầu tiên giữa hai đối thủ lâu năm trong gần hai năm qua.

Cuối ngày thứ Tư, hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường ở thủ đô của Armenia cáo buộc Thủ tướng Nikol Pashinyan phản bội đất nước và yêu cầu ông từ chức.

Armenia và Azerbaijan đổ lỗi cho các hành động thù địch, với các nhà chức trách Armenia cáo buộc Baku gây hấn vô cớ và các quan chức Azerbaijan nói rằng đất nước của họ đang đáp trả các cuộc pháo kích của Armenia.

Thủ tướng Pashinyan cho biết có 105 binh sĩ Armania đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra vào đầu ngày thứ Ba, trong khi Azerbaijan nói rằng họ mất 50 người. Chính quyền Azerbaijan cho biết họ sẵn sàng đơn phương bàn giao thi thể của tối đa 100 binh sĩ cho Armenia.

Hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã bị cuốn vào một cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Nagorno-Karabakh, một phần lãnh thổ của Azerbaijan nhưng đã nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng do Armenia hậu thuẫn kể từ khi cuộc chiến tranh ly khai kết thúc vào năm 1994.

Trong cuộc chiến kéo dài 6 tuần vào năm 2020, Azerbaijan đã giành lại các vùng đất rộng lớn ở Nagorno-Karabakh và các vùng lãnh thổ lân cận do quân Armenia nắm giữ. Hơn 6.700 người đã chết trong cuộc giao tranh và nó kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian.

Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn sau 2 ngày giao tranh làm hơn 150 người thiệt mạng - Ảnh 2.

Bức ảnh được lấy từ video cho thấy một người lính đang mang chân dung Azeri Shamistan Sadykhov, một người lính bị giết tại biên giới Azerbaijan-Armenia, trong đám tang của anh ta ở Lerik, Azerbaijan vào hôm 13/9. Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau về các cuộc tấn công và pháo kích vào sáng thứ Tư khi sự thù địch bùng phát giữa hai đối thủ lâu năm. (Ảnh AP)

Moscow đã triển khai khoảng 2.000 binh sĩ tới khu vực này để làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo thỏa thuận.

Thủ tướng Pashinyan cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng Azerbaijan đã chiếm 10 km vuông (gần 4 dặm vuông) lãnh thổ của Armenia kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu.

Ông nói với các nhà lập pháp rằng chính phủ đã yêu cầu Nga hỗ trợ quân sự theo hiệp ước hữu nghị giữa các nước và cũng yêu cầu sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể SCTO.

"Các đồng minh của chúng tôi là Nga và CSTO", Thủ tướng Pashinyan nói và cho biết thêm rằng hiệp ước an ninh tập thể quy định rằng hành động gây hấn chống lại một thành viên là hành động xâm lược chống lại tất cả.

"Chúng tôi không coi can thiệp quân sự là khả năng duy nhất, vì còn có các lựa chọn chính trị và ngoại giao", Thủ tướng Pashinyan phát biểu tại quốc hội.

Ông nói với các nhà lập pháp rằng, Armenia sẵn sàng công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan trong một hiệp ước hòa bình trong tương lai, miễn là nước này từ bỏ quyền kiểm soát các khu vực ở Armenia mà lực lượng của họ đã chiếm giữ.

"Chúng tôi muốn ký một văn bản mà nhiều người sẽ chỉ trích, tố cáo chúng tôi và gọi chúng tôi là những kẻ phản bội, và thậm chí họ có thể quyết định cách chức chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ biết ơn nếu Armenia có được một nền hòa bình và an ninh lâu dài", Thủ tướng Pashinyan nói.

Một số người trong phe đối lập coi tuyên bố này là dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Pashinyan sẵn sàng tuân theo các yêu cầu của Azerbaijan và công nhận chủ quyền khu vực Nagorno-Karabakh cho Azerbaijan. Hàng nghìn người biểu tình giận dữ nhanh chóng bao vây trụ sở chính phủ, cáo buộc Thủ tướng Pashinyan phản quốc và yêu cầu ông từ chức.

Thủ tướng Pashinyan bác bỏ các báo cáo cáo buộc rằng, việc nói ông ký một thỏa thuận chấp nhận các yêu cầu của Azerbaijan như là một "cuộc tấn công thông tin". Grigoryan, Thư ký an ninh quốc gia Armenia, đã tố cáo các cuộc biểu tình ở Yerevan, mô tả chúng là một nỗ lực nhằm phá hủy nhà nước.

Arayik Harutyunyan, lãnh đạo của Nagorno-Karabakh, đã phản ứng bằng cách nói rằng khu vực này sẽ không đồng ý gia nhập Azerbaijan và sẽ tiếp tục thúc đẩy sự độc lập của mình.

Khi căng thẳng gia tăng ở Yerevan, Moscow đã thực hiện một hành động cân bằng tinh tế nhằm tìm cách duy trì mối quan hệ hữu nghị với cả hai quốc gia. Nước này có quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ với Armenia, nơi có căn cứ quân sự của Nga, nhưng cũng duy trì hợp tác chặt chẽ với Azerbaijan, một quốc gia giàu dầu mỏ.

Một số nhà quan sát coi chiến sự bùng nổ là một nỗ lực của Azerbaijan nhằm buộc chính quyền Armenia thực hiện nhanh hơn một số điều khoản của thỏa thuận hòa bình năm 2020, chẳng hạn như việc mở các hành lang vận tải qua lãnh thổ của Armenia.

Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn sau 2 ngày giao tranh làm hơn 150 người thiệt mạng - Ảnh 3.

Thủ tướng Armenia phát biểu tại quốc hội nước này.

"Azerbaijan có tiềm lực quân sự lớn hơn, và vì vậy họ cố gắng đưa ra các điều kiện đối với Armenia và sử dụng vũ lực để thúc đẩy các quyết định ngoại giao theo ý họ", Sergei Markedonov, một chuyên gia Nga về khu vực Nam Caucasus, viết trong một bài bình luận.

Markedonov lưu ý rằng sự bùng phát thù địch hiện nay xảy ra khi Nga buộc phải rút lui khỏi các khu vực ở Đông Bắc Ukraina sau cuộc phản công của quân đội nước này, đồng thời nói thêm rằng yêu cầu hỗ trợ của Armenia đã khiến Nga rơi vào tình thế bấp bênh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo của các nước thành viên CSTO đã thảo luận về tình hình trong một cuộc gọi vào cuối ngày thứ Ba, kêu gọi chấm dứt nhanh chóng các hành động thù địch. Họ đồng ý cử một phái đoàn gồm các quan chức hàng đầu từ liên minh an ninh tới khu vực này.

Vào thứ Sáu tới đây (16/9), ông Putin sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tại Samarkand, Uzbekistan, nơi cả hai dự định tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một nhóm an ninh do Nga và Trung Quốc lãnh đạo. Chính phủ Armenia cho biết Thủ tướng Pashinyan, người cũng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh, sẽ không xuất hiện do tình hình đất nước.

Tại Washington, một nhóm các nhà lập pháp ủng hộ Armenia đã vận động chính quyền TT Biden đưa ra biện pháp. Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Adam Schiff, một thành viên của đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện và bốn thành viên khác của Quốc hội đã kêu gọi Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao "lên án dứt khoát các hành động của Azerbaijan và ngừng mọi hỗ trợ" đối với Azerbaijan.

(AP)

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement