Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Apple sắp kết thúc 'thời kỳ hoàng kim' tại Trung Quốc

Báo cáo phân tích

02/04/2024 07:56

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy iPhone không còn giữ được sức hấp dẫn như trước đây đối với nhiều người dùng Trung Quốc.

Trong nhiều năm, iPhone đã thống trị thị trường smartphone cao cấp ở Trung Quốc, nhưng sự cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như việc quốc gia này đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển) độc lập, doanh số iPhone tại đây đã sụt giảm đến 24%. Điều này khiến nhiều người tin rằng thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã kết thúc.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của iPhone, chỉ xếp sau Mỹ và chiếm khoảng 20% doanh số bán hàng của Apple. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Apple trên thị trường to lớn này đang bị hạn chế bởi một loạt các yếu tố, từ chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại, áp lực gia tăng từ Bắc Kinh khiến người dân tránh xa các sản phẩm công nghệ Mỹ cũng như sự trỗi dậy của các đối thủ từ nội địa như Huawei.

Theo dữ liệu từ Counterpoint Research, doanh số iPhone trong khoảng thời gian này đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số của Huawei lại tăng vọt 64%.

Điều này đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho Apple. Giới phân tích cho biết sản phẩm mới nhất của hãng, một chiếc tai nghe thực tế ảo trị giá 3.500 USD được ra mắt vào tháng 2, vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. 

Không chỉ vậy, trong tháng này, Apple còn hứng chịu hai đòn pháp lý. Một khoản phạt gần 2 tỉ USD từ Liên minh châu Âu (EU) vì các hoạt động phát trực tuyến nhạc phản cạnh tranh và một vụ kiện từ chính phủ Mỹ với cáo buộc hãng điện thoại vi phạm luật chống độc quyền.

Apple sắp kết thúc 'thời kỳ hoàng kim' tại Trung Quốc- Ảnh 1.

Cửa hàng Apple vừa khai trương tại Thượng Hải. Ảnh: Apple

"Thời kỳ hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua. Vấn đề không phải chỉ đến từ phía người tiêu dùng. Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ cũng là một trong những lý do dẫn đến sự sụt giảm của Apple. Nếu không thể giảm bớt đáng kể căng thẳng địa chính trị, Apple sẽ khó giữ được vị thế của mình", bà Linda Sui, Giám đốc cấp cao TechInsights, cho biết.

Không công ty Mỹ nào bị ảnh hưởng từ những căng thẳng gia tăng nhiều hơn Apple. Tháng 9/2023, hãng điện thoại cho ra mắt chiếc iPhone 15, nhưng không nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng ở thị trường Trung Quốc.

Kết quả là chỉ sau sáu tháng ra mắt, Apple đã phải dán bảng quảng cáo khắp các thành phố như Thượng Hải để nhắc nhở người dân rằng họ vẫn có thể mua iPhone 15 ở gần đó. Các chương trình khuyến mãi tương tự đã giúp iPhone chiếm 4 trong số 6 điện thoại thông minh bán chạy nhất tại Trung Quốc trong ba tháng cuối năm ngoái. Nhưng theo các nhà phân tích Phố Wall, những chương trình quảng cáo này cũng không dễ dàng thuyết phục được phần lớn người tiêu dùng như trước đây.

Đối với một số người dùng Trung Quốc, việc mua điện thoại đã trở thành một tuyên bố chính trị. Các cuộc tranh luận về việc sử dụng iPhone là thiếu tôn trọng các công ty công nghệ Trung Quốc hay giao dữ liệu cá nhân cho chính phủ Mỹ nổ ra liên tục trên mạng.

Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, sự đổi mới của Huawei cũng có thể khiến điện thoại di động của Apple trông nhàm chán. Huawei đã phát triển chip di động và hệ điều hành của riêng mình do hạn chế từ chính phủ Mỹ để thành công với Mate 60 Pro. 

Apple sắp kết thúc 'thời kỳ hoàng kim' tại Trung Quốc- Ảnh 2.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của iPhone, chỉ xếp sau Mỹ. Ảnh: NYTimes.

Hệ điều hành của Huawei cũng hấp dẫn khách hàng Trung Quốc và nhiều công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc đã phát triển các ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành này, khiến người dùng càng tránh xa các nền tảng bên ngoài.

Không chỉ vậy, việc Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại Canada vào năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ cũng khiến người tiêu dùng Trung Quốc càng ủng hộ Huawei. Một người dùng cho biết: "Huawei là thương hiệu của riêng chúng tôi và người dân Trung Quốc nên đoàn kết vì sự cố chính trị này".

"Việc sở hữu một chiếc Mate 60 mang lại cho người dùng một cảm giác như thời điểm mấy năm trước khi nhìn thấy ai đó cầm iPhone trên đường phố", Ivan Lam, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Counterpoint Research, cho biết. Ông cũng nói điều này đặc biệt đúng với nhóm người trên 35 tuổi, nhóm tuổi mua sắm nhiều điện thoại thông minh nhất.

Thị trường smartphone Trung Quốc đang được chiếm lĩnh bởi một số cái tên lớn. Các thương hiệu nội địa có thể kể đến như Vivo, Oppo và Xiaomi đang cạnh tranh gay gắt với Apple và Huawei để giành lấy miếng bánh thị phần lớn.

Apple bắt đầu bán iPhone tại Trung Quốc từ năm 2009. Lần cuối hãng này mất vị thế trước Huawei là vào năm 2019, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ, nhằm ngăn chặn giao dịch với Huawei.

Apple sắp kết thúc 'thời kỳ hoàng kim' tại Trung Quốc- Ảnh 3.

Biểu đồ thể hiện chênh lệch sản lượng iPhone năm 2024 và 2023 tại thị trường Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Và trong lúc Huawei gặp khó khăn, Apple đã tận dụng cơ hội để phục hồi. Theo Counterpoint, vào năm 2022, thị phần điện thoại bán ra của Apple ở Trung Quốc tăng lên 22%, so với chỉ 9% vào năm 2019. Công ty cũng ghi nhận doanh thu kỷ lục 74 tỉ USD từ khu vực này trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2022.

Tuy nhiên, các hạn chế đã buộc Huawei phải tự phát triển chip không dây và hệ điều hành riêng. Điều này dẫn đến sự ra đời của công nghệ đằng sau Mate 60 Pro. Hệ điều hành thu hút sự quan tâm của người dùng Trung Quốc và nhiều công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đã tạo ra các ứng dụng dành riêng cho thiết bị này, nhằm ngăn cản người dùng khỏi các nền tảng được sử dụng bên ngoài Trung Quốc.

Sự đổi mới của Huawei đã làm cho các mẫu iPhone mới nhất của Apple trở nên lạc hậu hơn khi so sánh. Và khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với việc phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhiều người tiêu dùng ngần ngại chi tiêu cho những thứ đắt đỏ như iPhone. Theo ông Daniel Ives, Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Wedbush Securities, có khoảng 125 triệu trong số 215 triệu người sở hữu iPhone tại Trung Quốc đã không đổi đời điện thoại của mình trong ba năm qua.

Apple đối mặt với những thách thức ở Trung Quốc và đã có những hành động để giải quyết vấn đề. Tim Cook, Giám đốc Điều hành Apple, đã tới Trung Quốc và thăm các nhà cung cấp của Apple. Ông tham dự lễ khai trương một cửa hàng Apple Store gần Đền Tĩnh An ở Thượng Hải, đây là cửa hàng thứ tám của công ty tại Thượng Hải và thứ 57 tại Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút đông đảo sự chú ý của những người hâm mộ Apple. Công ty cũng cho biết họ đang mở rộng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển tại Thượng Hải.

Thế nhưng, đối với một số người tiêu dùng, những nỗ lực của Apple đã bị lu mờ bởi cách tiếp cận của chính quyền Mỹ đối với đối thủ Trung Quốc của công ty này.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement