Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ám ảnh giao thông khu Đông Sài Gòn: Qua đường cũng mất cả giờ, tai nạn bủa vây (bài 1)

Phân tích

20/06/2017 06:00

Kẹt xe kéo dài, phải sống chung với container hàng ngày, hay người dân muốn qua bên kia đường cũng phải mất cả giờ và tai nạn giao thông bủa vây... đang là nỗi ám ảnh thường trực của người dân ở khu Đông.

Hàng ngày container kéo dài san sát nối đuôi nhau nhích từng chút một vào cảng Cát Lái. Ảnh: Lý Sơn

Người dân sống ở khu Đông TP.HCM bao gồm quận 2 và quận 9 đang hàng ngày phải nơm nớp lo sợ vì kẹt xe trầm trọng, tai nạn ở các tuyến đường ra vào Cảng Cát Lái.

Kẹt xe, tai nạn không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận tải… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự an toàn của người dân ở khu Đông.

Ám ảnh kẹt xe 2 ngày liền đường vào cảng Cát Lái

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian gần đây trên nhiều tuyến đường tại các nút giao thông hướng về cảng Cát Lái đang trở thành những “điểm đen” kẹt xe bất kể ngày hay đêm, và tai nạn chết người cũng xảy ra liên tục.

Cảng Cát Lái được xem là cảng lớn nhất Việt Nam, khi thu nhận đến 50% lượng xe container của cả nước. Tuy nhiên, gần đây dù nắng hay mưa các con đường chính dẫn đến cảng như: Xa lộ Hà Nội, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định và Võ Chí Công, trung bình mỗi phương tiện qua đây di chuyển với tốc độ hết sức chậm chạp, có khi chỉ… 1km/giờ.

Nút giao thông An Phú ra vô cảng biển Cát Lái, những con đường quanh đây được nhiều tài xế và người dân thường gọilà “đường không lối thoát”, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Mới đây nhất, giao thông ở khu vực ra vào cảng Cát Lái đã kẹt kinh hoàng trong 2 ngày liền, từ đêm 6/6 đến rạng sáng 8/6. Trong khoảng thời gian này, lực lượng CSGT phải tích cực điều tiết liên tục 24/24. Nhưng hàng chục ngàn phương tiện trên các tuyến Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định và Võ Chí Công, phải “bó gối” chờ đợi để nhích từng chút một.

Theo các tài xế, do lượng xe containerđổ vào cảng Cát Lái quá đông, trong khi số xe được vào cảng lên xuống hàng bị hạn chế. Do đó hàng ngàn xe phải xếp hàng ra ngoài đường, dẫn đến ùn ứ kéo qua nhiều tuyến đường khác.

Một tài xế container lưu thông trên đường Mai Chí Thọ thở dài ngao ngán: “Xe tôi đi đến đây từ lúc 6h sáng để vào cảng Cát Lái, đến bây giờ đã đợi được hơn 6 tiếng rồi”.

Tài xế Huỳnh Văn Trung (ngụ quận Bình Thạnh) thì cho hay, khu vực này vào các giờ sáng từ 6h đến 11h, chiều từ 15h đến 19h, nhất là từ thứ 2 đến thứ 6. Và từđầu năm 2017 trở lại đây kẹt lâu hơn, thời gian kéo dài hơn.

Xe container từ trạm cân Quốc Thịnh ra đường Nguyễn Thị Định theo hướng về Cát Lái, xung đột với dòng xe khác nên gây ùn ứ. Ảnh: Lý Sơn

Về cơ bản, khu vực ra vào cảng Cát Lái dường như bị tê liệt bởi lượng xe quá đông, ngoài ra còn chưa kể các xe vi phạm luật giao thông, vượt đèn vàng để lưu thông gây ùn tắc.

Tình trạng kẹt xe này đã không chỉ khiến cánh tài xế, mà những người dân sống ở khu vực bị ám ảnh. Và nó đã biến khu vực này trở thành một trong những điểm kẹt xe và nguy hiểm nhất về an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Điểm mặt những nguyên nhân gây kẹt xe

Ngoài nguyên nhân chính do lượng xe container đổ về cảng Cát Lái quá đông, thì đường dẫn cầu Phú Mỹ đang sửa chữa, vì vậy các phương tiện hạn chế qua đây, dẫn đến phải đi đường vòng từ Xa lộ Hà Nội vào cảng. Điều này khiến Xa lộ Hà Nội càng thê thảm oằn mình cõng thêm hàng nghìn phương tiện mỗi ngày. Mưa thì ngập, nắng thì bụi, nhưng đó là sự lựa chọn duy nhất của nhiều tài xế hiện nay.

Container nhích từng chút một ở vòng xoay Mỹ Thủy:


Đồng thời, khu vực vòng xoay Mỹ Thủy ra vào cảng Cát Lái đang mở rộng. Đường cao tốc trên cao qua nút giao này đang xây dựng, nên mặt đường bị thu hẹp lại. Đây chính là một trong những “điểm đen” ùn tắc khiến tình trạng container phải nối đuôi nhau rồng rắn, chen nhau từng mét đường để ra vào cảng Cát Lái.

Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, tại đường Nguyễn Thị Định, đoạn giao với trạm cân Quốc Thịnh (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2), xe container thường xuyên ra vào để cân hàng cũng một trong những nguyên nhân gây kẹt xe. Vào những giờ cao điểm, xe container, xe tải chở hàng hóa rẽ vào trạm cân này tạo nên chuỗi xe xếp hàng dài phía sau chờ đợi.

Bà Nguyễn Thị Huyền, ngụ trên đường Nguyễn Thị Định, gần trạm cân này nói: “Gần đây xe ra vào trạm cân cũng thưa dần so với trước, tuy nhiên vào những giờ cao điểm vẫn kẹt dữ lắm. Có hôm kẹt mấy giờ liền, muốn qua bên kia đường cũng không được”.

Không chỉ vậy, nhiều hộ dân sống hai bên đường lo lắng vì xe container qua đây quá đông, ảnh hưởng đến đời sống nghiêm trọng. Ông Hoàng, hành nghề chạy xe ôm cho biết, mỗi ngày có hàng ngàn xe ra vào đây, lúc nào cũng ồn ào tiếng còi xe, khói bụi.

“Nhiều nhà luôn trong tình trạng đóng cửa vì bụi và tiếng ồn. Giờ muốn qua đường cũng mất mấy chục phút đến gần một giờ, vì nhiều xe cố tình vượt đèn giao thông, xe nối đuôi nhau san sát xếp thành hàng dài, bít hết cả lối đi”,ông Hoàng nói.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của chúng tôi đôi khi chỉ cần một vụ va chạm nhỏ giữa các xe container, hoặc xảy ra tai nạn ở cửa ngõ ra vào Cảng Cát Lái, thì cũng có thể kéo theo ùn tắc kéo dài.

Cảng vệ tinh chưa thể "giải cứu" cảng Cát Lái

Từ khi Tân Cảng Sài Gòn di dời ra Cát Lái, công suất tăng lên hàng chục lần so với trước, nhưng lại làm kẹt xe cả khu vực phía Đông TP.HCM. Nhiều ý kiến cho rằng để giảm tải, giảm ùn tắc cho khu vực cảng Cát Lái, thì hàng chuyển đi, nhận đến từ khu vực nào cần phải di dời qua cảng ở khu vực đó, còn cảng Cát Lái chỉ dùng vận chuyển hàng cho TP.HCM.

Hiện nay, cảng Tân Cảng – Phú Hữu (quận 9) đã đưa vào sử dụng, lượng hàng đổ về đây đã san sẻ bớt, và giải quyết phần nào bài toán giao thông cho các tuyến đường vào cảng Cát Lái.

Tuy nhiên, các tuyến đường nối với cảng Phú Hữu như đường Vành đai 2, đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định vẫn chưa được hoàn thiện mở rộng. Hiện tại, đường Nguyễn Duy Trinh nhiều đoạn cấm xe có tải trọng lớn, trong đó có container từ 6h sáng đến 22h đêm.

Những lý do này, khiến cảng Phú Hữu vẫn chưa thể góp hết công suất nhằm “giải cứu” cho cảng Cát Lái.


Còn tiếp...

LÝ SƠN - SỸ LÝ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement