Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Alibaba thuê các nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển công nghệ hạt giống

Doanh nghiệp

13/07/2023 08:01

Theo thông tin tuyển dụng mới nhất của mình, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding đang tìm cách thuê các nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển công nghệ hạt giống, thể hiện nỗ lực trong chính sách tự cung cấp lương thực, giảm bớt sự phụ thuộc vào hạt giống nước ngoài của Trung Quốc.

Bài toán lương thực cho 1,4 tỷ dân 

Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng các loại lương thực như đậu nành và lúa mì, chủ yếu nhập từ Brazil, Mỹ và Canada, và bắp chủ yếu từ Ukraina. Ở mảng hạt giống cây trồng, Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn gấp ba lần giá trị xuất khẩu trong năm ngoái, với Mỹ, Nhật Bản và Chile là các nhà cung cấp chính. Hạt giống đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực của đất nước này. 

Viện nghiên cứu của Alibaba có vai trò mở cho các nhà khoa học điện toán hiệu năng cao, nhà khoa học khoa học đời sống và chuyên gia công nghệ trong lĩnh vực này. Nhóm các nhà khoa học hàng đầu của họ sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo AI kết hợp với các công nghệ tiên tiến khác để giải quyết những thách thức lớn đối với việc nhân giống hạt. 

Nhân giống hạt giống sử dụng phương pháp thụ phấn chéo để phát triển các giống cây trồng mới với các đặc điểm mong muốn như năng suất cao hơn và khả năng chống lại bệnh tật và biến đổi khí hậu. 

Alibaba thuê các nhà khoa học hạt giống trong bối cảnh nhu cầu an ninh lương thực ngày càng tăng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Cây lúa mì trên một cánh đồng ở huyện Shenze, phía bắc tỉnh Hà Bắc, vào ngày 10/5/2022. Ảnh: Xinhua

Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tự chủ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp tiên tiến. Trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị và biến đổi khí hậu, yêu cầu tự chủ lương thực đã ngày càng trở nên cấp bách.

Và một trong những mắt xích quan trọng nhất để đạt được tự chủ lương thực chính là hạt giống. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hạt giống của Trung Quốc đang thụt lùi hàng chục năm so với các quốc gia dẫn đầu.

Với Trung Quốc, hạt giống quan trọng không khác gì chất bán dẫn

Bởi vậy, Bắc Kinh đã gọi hạt giống là "chip nông nghiệp" và quyết tâm nâng cao chất lượng cho mặt hàng chiến lược này. Đầu năm nay, các quan chức Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quá phụ thuộc vào hạt giống nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu lớn như Mỹ.

Trong số hơn 7.200 công ty hạt giống được cấp phép hoạt động tại Trung Quốc, chỉ có 25 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh thu hàng năm chỉ chiếm 3% tổng thị trường.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào hạt giống nước ngoài đối với nhiều loại rau, và thậm chí một loại cây trồng như ngô cũng phụ thuộc vào nguồn gen nước ngoài để nhân giống,  Zhao Jiuran, giám đốc trung tâm nghiên cứu ngô tại Học viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh cho biết. Hầu hết hạt giống lúa mì và gạo đều được lai tạo ở Trung Quốc.

Cây trồng biến đổi gen (GMO) được quảng cáo là một giải pháp cho an ninh lương thực của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn duy trì quan điểm bảo thủ đối với công nghệ này do lo ngại về sức khỏe cộng đồng.

Những loại cây biến đổi gen này hiếm khi được phép gieo trồng. Trung Quốc cũng đã hạn chế nhập khẩu vì rủi ro an toàn sinh học, bảo vệ sự phát triển của ngành công nghệ sinh học trong nước và tránh nỗi sợ của công chúng.

Đáp lại, các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ tăng cường hợp tác giữa các trường đại học và các công ty để áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi thông minh hơn nhằm đảm bảo có đủ lương thực trong điều kiện nguồn nước và đất canh tác hạn chế.

Alibaba thuê các nhà khoa học hạt giống trong bối cảnh nhu cầu an ninh lương thực ngày càng tăng ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã phát tín hiệu thúc đẩy cải thiện ngành hạt giống của quốc gia trong bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực. Ảnh: Shutterstock

Theo một báo cáo gần đây của Phòng thí nghiệm trọng điểm về nhân giống biến đổi phân tử đậu tương tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Trường Xuân, những tiến bộ trong AI hiện đang mang đến những cơ hội mới trong biến đổi hạt giống và công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi trong một số quy trình nhân giống. 

Với nhiều thông tin và số liệu thống kê về di truyền và đặc điểm thực vật có sẵn ở dạng kỹ thuật số, sức mạnh tính toán của AI có thể được sử dụng để hệ thống hóa và phân tích dữ liệu này tốt hơn cho các quyết định nhân giống trong tương lai.

Alibaba thuê các nhà khoa học hạt giống trong bối cảnh nhu cầu an ninh lương thực ngày càng tăng ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Một loại hạt giống lúa mì đã trải qua hành trình lai tạo bằng công nghệ bức xạ vũ trụ bằng tàu vũ trụ Thần Châu-7 đang được trồng thí điểm trên một cánh đồng. Ảnh: People's Daily

Alibaba có trụ sở tại Hàng Châu đã thành lập Học viện Damo vào năm 2017 để tập trung vào khoa học cơ bản và đổi mới đột phá. Học viện cũng đang thuê các chuyên gia trong các lĩnh vực khác mà chính quyền tHẠT GIỐNGrung ương quan tâm như điện toán đám mây, công nghệ bán dẫn, năng lượng nhiệt hạch hay hàng không vũ trụ.

Đồng sáng lập Jack Ma, người không còn nắm giữ bất kỳ vai trò nào tại Alibaba gần đây đã chuyển trọng tâm sang nông nghiệp và công nghệ canh tác, thực hiện một số chuyến đi quốc tế để tìm hiểu về sản xuất lương thực bền vững trong vài năm qua.

(Nguồn: SCMP)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement