Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việc Nga 'thà đốt bỏ' chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường?

Kinh tế thế giới

31/08/2022 07:52

Việc Nga đã cho đốt bỏ khí đốt dư thừa tại Nhà máy LNG Portovaya, gần biên giới Phần Lan kể từ tháng 7, tạo ra khoảng 9.000 tấn CO2 mỗi ngày. Và điều này, theo các nhà khoa học, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là ở Bắc Cực.
news

Trong phân tích gần đây về hoạt động của cơ sở khí đốt tự nhiên lỏng Portovaya đang được xây dựng không xa nơi đường ống Nord Stream 1 đi qua để vào Biển Baltic, công ty Rystad Energy có trụ sở tại Na Uy cho biết, Nga đã đốt lượng khí đốt mà thông thường nó sẽ được cung cấp cho châu Âu.

Đốt bỏ một phần khí đốt nói chung là một thực tế phổ biến các mỏ dầu và nhà máy chế biến trên khắp thế giới và với các công ty khai thác, việc đốt cháy khí liên quan đến việc thiếu cơ sở hạ tầng hoặc vì lý do an toàn trong việc quản lý sự thay đổi của áp suất trong quá trình khai thác dầu thô.

Việc Nga 'thà đốt bỏ" chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường? - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh chụp được một ngọn lửa đang cháy tại Nhà máy LNG Portovaya (Ng)a.

Theo các chuyên gia, lượng khi phải đốt đi mỗi năm trên thế giới là rất lớn. Theo Ngân hàng Thế giới, vào năm 2021, khoảng 144 tỷ mét khối khí được đốt bỏ tại hàng ngàn điểm sản xuất dầu trên toàn thế giới và khoảng đốt bỏ này đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ khu vực châu Phi cận Sahara, hoặc gần 2/3 tổng lượng điện nội địa ròng của Liên minh châu Âu.

Việc đốt bỏ khí ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Việc đốt bỏ khí đốt được coi là hành vi thích hợp hơn là xả khí trực tiếp vào bầu khí quyển.

"Nếu bạn có quá nhiều khí đốt trong hệ thống năng lượng của mình, bạn phải giải phóng nó và tất nhiên đối với khí hậu, tốt hơn là đốt vì như vậy sẽ làm giảm hàng loạt hiệu ứng khí nhà kính hơn là giải phóng khí một cách tự nhiên, vì nó là CH4 [mêtan]", Stefan Lechtenböhmer, Giáo sư và Ciám đốc các Hệ thống công nghiệp và Năng lượng trong tương lai tại Viện Wuppertal, một tổ chức tư vấn của Đức, cho biết.

So với khí CO2 thải ra từ quá trình bùng phát, khí metan gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu cao hơn khoảng 80 lần và nó sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 20 năm.

Mặc dù vậy, việc đốt bỏ khí đốt vẫn được coi là không mang lại hiệu quả kinh tế và là một vấn đề khí hậu nghiêm trọng. Lechtenböhmer nói: "Bạn có khí thải CO2, nhưng không sử dụng được gì: bạn không sản xuất điện, không sản xuất nhiệt, bạn không thúc đẩy các quy trình công nghiệp, v.v.".

Việc Nga 'thà đốt bỏ" chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường? - Ảnh 2.

Một bức ảnh chụp từ Phần Lan cho thấy khí đốt tự nhiên bị đốt cháy tại nhà máy của Nga.

Khí đốt bị lãng phí trong quá trình đốt bỏ, rò rỉ khí thải và khí mêtan từ các hoạt động khai thác dầu khí đã tạo ra một mức ô nhiễm tương đương khoảng 2,7 tỷ tấn khí thải CO2, theo số liệu vào năm 2021.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc ngăn chặn sự lãng phí này sẽ có tác động đối với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2050 và nó sẽ loại bỏ một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tương đương với tất cả các loại ô tô, xe tải và xe buýt trên thế giới cộng lại.

Tác động tiềm ẩn của vụ đốt bỏ khí đốt của Nga

Zongqiang Luo, nhà phân tích khí đốt và LNG cấp cao tại Rystad Energy cho biết, khối lượng khí đốt bị đốt tại cơ sở LNG của Nga khiến nó trở thành một trường hợp đặc biệt đáng lo ngại. "Một quy trình thông thường, theo tiêu chuẩn sẽ không đốt bỏ lượng khí đó", ông nói.

Mặc dù rất khó tính toán chính xác khối lượng khí đốt bị mất do bị đốt bỏ ở Portovaya nhưng Rystad ước tính, nó vào khoảng 4,34 triệu mét khối mỗi ngày. Con số đó tương đương với 1,6 tỷ mét khối hàng năm, khoảng 0,5% nhu cầu khí đốt hàng năm của EU.

Rystad Energy đã mô tả tình trạng này là một "thảm họa môi trường", với khoảng 9.000 tấn CO2 được thải ra hàng ngày.

Lechtenböhmer cho biết lượng khí đốt hàng ngày này tương đương với khoảng 10-12% lượng khí đốt hiện đang được cung cấp hàng ngày qua Nord Stream 1.

Việc Nga 'thà đốt bỏ" chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường? - Ảnh 3.

Nga là một trong những nước đốt bỏ khí hàng đầu thế giới.

"Đây là tội phạm môi trường chiếm tỷ lệ lớn nhất - nó kéo dài, diễn ra trong nhiều tháng, và chúng tôi đang tìm hiểu nó một cách cụ thể hơn", R. Andreas Kraemer, người sáng lập Viện Sinh thái, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Berlin cho biết.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt giảm lượng khí đốt chảy qua đường ống Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20% công suất kể từ giữa tháng 7 và đổ lỗi cho các lý do kỹ thuật.

Đức bác bỏ lập luận này và nói rằng việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt là một động thái chính trị nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow về cuộc chiến Ukraina.

Một số người cho rằng,sau khi Nga cắt nguồn cung cấp cho các khách hàng châu Âu, họ không thể chuyển khí đốt sang bất kỳ nơi nào khác và do đó họ đã chọn phương pháp đốt bỏ.

Gazprom, theo Rystad Energy, công ty đang vận hành nhà máy đang đốt bỏ khí đốt, đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Gây ra tình trạng ô nhiễm carbon đen ở Bắc Cực

Các chuyên gia như Kraemer cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng ô nhiễm từ carbon đen - thường được gọi là bồ hóng - được tạo ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu như khí tự nhiên. Carbon đen là một chất góp phần mạnh mẽ vào sự nóng lên toàn cầu, chuyển đổi bức xạ mặt trời thành nhiệt và tác động đến lượng mưa.

"Tôi nghĩ rằng từ vị trí đó, nó [carbon đen] sẽ đi xa", ông nói Kraemer và giải thích sức nóng có thể khiến nó bay lên, nơi nó có thể bị thổi bay xa đáng kể. Chúng [các hạt carbon đen] cuối cùng sẽ đọng lại trên mặt đất. Và nếu chúng đọng lại trên tuyết, thì chúng sẽ thay đổi sự hấp thụ ánh sáng mặt trời của bề mặt tuyết hoặc băng và điều đó có thể đẩy nhanh quá trình tan chảy ở Bắc Cực".

Việc Nga 'thà đốt bỏ" chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường? - Ảnh 4.

Các chuyên gia lo ngại carbon đen có thể bám vào băng ở Bắc Cực làm tăng tốc độ tan chảy.

Matthew Johnson, Giáo sư và Trưởng phòng thí nghiệm Năng lượng và Khí thải tại Đại học Carleton (Canada), sử dụng các tính toán về tốc độ dòng chảy ước tính qua ngọn lửa, có khả năng ngọn lửa đơn này đang tạo ra nhiều carbon đen hơn toàn bộ đất nước Phần Lan.

Dựa trên phân tích của Rystad, Ngân hàng Thế giới cho biết lượng khí bị đốt bỏ tại cơ sở LNG Portovaya tương đương với khoảng 6% lượng khí mà Nga lãng phí vào năm 2021. Phần lớn khí mà Nga đốt bỏ là ở các mỏ khai thác ở Đông Siberia.

Tính theo khối lượng, Nga đốt bỏ nhiều khí đốt hơn bất kỳ quốc gia nào trên toàn cầu, các nước tiếp theo trong danh sách bao gồm Iraq, Iran, Mỹ và Venezuela.

Nico Bauer, nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (Đức), cho biết hoạt động giảm đốt bỏ khí đốt của Nga là không đủ.

"Chính phủ Nga đã lên kế hoạch giảm đốt bỏ khí đốt từ khoảng 12% xuống dưới 5%, đây là tỷ lệ đạt được ở các nước có nền công nghiệp sản xuất khí đốt tiên tiến. Tuy nhiên, điều này đã không đạt được ở Nga", ông nói thêm.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ