Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

ACB lãi trước thuế hơn 15.000 tỷ đồng sau 9 tháng

Ngân hàng

26/10/2023 12:51

Báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố cho thấy, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) lãi trước thuế hơn 15.024 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng mạnh trích lập dự phòng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3. Theo đó, hầu hết các mảng kinh doanh đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.

Tính riêng quý 3, thu nhập lãi thuần đạt 6.209 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về khoản lãi 315 tỷ đồng, gấp 3,2 lần quý 3/2022.

Mảng mua bán chứng khoán đầu tư và mua bán chứng khoán kinh doanh lần lượt báo lãi 882 tỷ đồng và 68 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 1,5 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Hoạt động khác lãi 147 tỷ đồng, tăng 19%.

Chỉ riêng hoạt động dịch vụ ghi nhận lợi nhuận giảm 12% so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn đem về khoản lãi hơn 763 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động quý 3 ở mức 2.868 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần trước dự phòng đạt 5.556 tỷ đồng, tăng gần 22%. Sau khi trừ chi phí dự phòng hơn 520 tỷ đồng, ACB báo lãi trước thuế quý 3 đạt 5.035 tỷ đồng, tăng 13%, theo Dân trí.

Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 15.024 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022. Tương đương, từ đầu năm đến hết ngày 30/9, mỗi ngày ngân hàng này thu về khoản lãi hơn 55 tỷ đồng.

Năm 2023, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 20.000 tỷ đồng, như vậy sau 3 quý, ngân hàng này đã thực hiện được 75% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản đạt 648.509 tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 22% xuống còn 6.552 tỷ đồng; Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 9% còn 12.405 tỷ đồng; Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng tăng 14% lên hơn 98.170 tỷ đồng.

So với đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,2% lên mức 445.533 tỷ đồng. Tổng dư nợ nêu trên chưa bao gồm 4.217 tỷ đồng (cuối năm 2022 là 2.047 tỷ đồng) cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).

Hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và Ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản,…

Rủi ro về chất lượng tài sản đối với ACB tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, 98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản chỉ 54%.

Về nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ và NHNN chỉ còn gần 19 tỷ đồng so với 505 tỷ đồng đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 8% lên 445.499 tỷ đồng.

Nếu không tính gần 4.218 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tính đến 30/9/2023, tổng nợ xấu của ACB ghi nhận 5.400 tỷ đồng, tăng 77% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,74% đầu năm lên 1,21%, theo VietStockFinance.

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ cuối tháng 9 đạt 12,8%. Tỷ lệ ROE ở mức 24,5%. Tỷ lệ CIR được cải thiện còn 32% so với tỷ lệ 36% của cùng kỳ.

Tiền gửi khách hàng tính đến cuối quý 3 đạt 445.499 tỷ đồng, tăng gần 8%. Tiền gửi không kỳ hạn ghi nhận 89.919 tỷ đồng, xấp xỉ với số đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA giảm nhẹ 1,6 điểm % ở mức 20%.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement