Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lượng tiền lớn bắt đầu được 'bơm' trả lại thị trường

Ngân hàng

20/10/2023 14:49

Tổng cộng 93.800 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "bơm" trả hệ thống ngân hàng trong tuần này và tuần tới. Nhiều ngân hàng bắt đầu giảm mạnh lãi suất cho vay từ 5%/năm.

Ngày 20/10, NHNN bơm thêm 10.000 tỷ đồng qua hệ thống ngân hàng khi lô tín phiếu đáo hạn ngày hôm nay. Hôm 19/10, có gần 1.000 tỷ đồng cũng đáo hạn. Như vậy, từ nay đến tuần sau, có khoảng gần 73.800 tỷ đồng đưa trở lại các ngân hàng.

Trước đó, trong phiên 21/9, NHNN đã phát hành 9.995 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất trúng thầu là 0,69%/năm, ngày đáo hạn là 19/10. Liên tiếp 20 phiên kể từ ngày 21/9 đến nay, NHNN đều phát hành tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày, tổng quy mô gần 255.700 tỷ đồng. Điều này cũng có nghĩa từ 19/10 trở đi, số tín phiếu đã được phát hành trong 20 phiên vừa qua sẽ lần lượt được đáo hạn, số tiền tương ứng cũng sẽ được bơm lại thị trường.

Lượng tiền lớn bắt đầu được 'bơm' trả lại thị trường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, sát ngày những lô tín phiếu đầu tiên đáo hạn, NHNN đã có động thái tăng cường độ hút tiền. Nếu như 9 phiên giao dịch đầu tháng 10 đều ghi nhận quy mô hút tiền không quá 10.000 tỷ đồng/phiên thì từ ngày 12 – 16/10, NHNN đã nâng lên 20.000 tỷ đồng/phiên. Tiếp đến ngày 17/10, giá trị tín phiếu trúng thầu đạt 17.950 tỷ đồng, phiên hôm nay (18/10) đạt 12.050 tỷ đồng.

Trong 5 phiên giao dịch gần đây nhất, NHNN đã hút về 90 nghìn tỷ đồng, đánh dấu chuỗi hút ròng mạnh nhất kể từ khi kênh phát hành tín phiếu hoạt động trở lại vào ngày 21/9.

Sau khi NHNN liên tục hút tiền về, lãi suất liên ngân hàng đã tăng trở lại thời gian gần đây. Lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chiếm hơn 90% tổng doanh số giao dịch) trong phiên 16/10 đã tăng lên 0,71%/năm, so với mức 0,35% được ghi nhận vào phiên giao dịch cuối tuần trước. Trước khi NHNN phát hành tín phiếu, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng ở mức rất thấp chỉ dưới 0,2%, theo Markettimes.

Theo giới chuyên gia, động thái phát hành tín phiếu của NHNN diễn ra thời gian qua nhằm hướng đến mục tiêu điều tiết tỷ giá do chênh lệch lãi suất VND – USD nới rộng. Thông qua việc hút VND về, lãi suất liên ngân hàng bằng VND tăng lên sẽ giúp hạn chế hiện tượng đầu cơ ngoại tệ. Thực tế, tỷ giá USD đã "nóng" lên kể từ tháng 8 và đến ngày 18/10 đã lên gần 24.700 đồng tại các ngân hàng thương mại, tương đương tăng hơn 4% so với đầu năm.

Hoạt động hút tiền của NHNN cũng diễn ra trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dư thừa lớn. Được biết đến cuối tháng 9, tín dụng toàn nền kinh tế mới chỉ tăng hơn 6,9%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và còn cách xa mục tiêu cả năm tăng 14%.

Theo công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc phát hành tín phiếu của NHNN gần đây không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống liên ngân hàng. Tuy vậy, trong quý 4, lãi suất liên ngân hàng được dự báo tăng đáng kể, rời khỏi mặt bằng thấp. Mặc dù vậy, do nhu cầu tín dụng yếu, tình trạng thiếu hụt thanh khoản cuối năm sẽ ít khả năng xảy ra hơn.

Theo NHNN chi nhánh Hà Nội, đến cuối tháng 9, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 3.219 nghìn tỷ đồng, tăng 0,35% so với tháng trước và tăng 9,27% so với thời điểm kết thúc năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.323 nghìn tỷ đồng, tăng 0,38% và tăng 10,85%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.896 nghìn tỷ đồng, tăng 0,33% và tăng 8,19%.

Dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 18,28% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 8,47%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,49%; cho vay xuất khẩu chiếm 8,63%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 7,56%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 6,63%, theo TPO.

Theo nhận định của các ngân hàng, lãi suất giảm là yếu tố để thúc đẩy tín dụng. Hiện, mặt bằng lãi suất đã trở về mức thấp trước COVID-19. Lãi suất huy động 12 tháng cao nhất hiện cũng chỉ còn 6,2%/năm. Dù vẫn cần thời gian để trung hòa giá vốn cho vay, nhưng nhiều ngân hàng đã chủ động đưa lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp về dưới 5%/năm; khách hàng cá nhân là 7-8%/năm, đồng thời tăng quy mô các gói tín dụng ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.

Theo công bố của NHNN, tính đến cuối tháng 9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng gần 13 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Trong đó, tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung.

Việc tín dụng tăng trưởng liên tục phản ánh xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời phản ánh tác động và hiệu quả của chính sách tiền tệ tín dụng, cùng với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân của Chính phủ, của NHNN trong suốt thời gian qua.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement