17/04/2019 18:19
7 thực phẩm cần tránh đối với người bị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh tiểu đường không kiểm soát được sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
1. Thực phẩm có đường
Không có gì ngạc nhiên ở đây. Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể của bạn bị quá tải bởi đường trong máu và không thể xử lý nó thành năng lượng. Bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân tiền tiểu đường cũng phải cẩn thận khi ăn thực phẩm có đường để tránh những đột biến nguy hiểm về mức đường huyết. Điều đó có nghĩa là tránh những thứ có nhiều đường nhưng không có giá trị dinh dưỡng, như kẹo, soda và món tráng miệng.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta thực sự cần đường để thúc đẩy tất cả các quá trình sống, vì vậy bạn không cần phải tránh tất cả chúng. Điều quan trọng là bạn nên bổ sung đường bằng trái cây. Trái cây chứa chất xơ cùng với đường, có thể điều tiết tốc độ đường tan vào vào máu của bạn. Nếu bạn có một bữa ăn nhẹ giàu protein cùng với trái cây, bạn sẽ tận dụng tốt hơn lượng đường đó.
2. Nước ép trái cây
Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe, nhưng ảnh hưởng của nó đối với lượng đường trong máu thực sự tương tự như các loại soda và đồ uống có đường khác.
Điều này xảy ra đối với các loại nước trái cây không đường 100%, cũng như các loại có thêm đường phụ gia. Trong một số trường hợp, nước trái cây thậm chí còn có lượng đường và bột đường cao hơn cả soda.
Ví dụ, 250ml nước ép táo và soda không đường chứa 24g đường mỗi loại. Một lượng nước ép nho tương đương chứa 32g đường.
Giống như các loại đồ uống có đường khác, nước ép trái cây có chứa fructose, một loại đường làm cơ thể kháng insulin, gây béo phì và bệnh tim.
Cách thay thế tốt nhất là dùng nước lọc nước với chanh, chỉ chứa ít hơn 1g bột đường và hầu như không chứa calorie.
3. Gạo trắng, bánh mì và bột mì
Bánh mì trắng, gạo trắng và bột mì là các loại thực phẩm đã qua chế biến, có hàm lượng bột đường cao.
Ăn bánh mì, bánh mì nướng và các loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế khác cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Phản ứng này không loại trừ các sản phẩm làm từ lúa mì. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mì ống không chứa gluten cũng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, các loại được làm từ gạo có tác động lớn nhất.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một bữa ăn có chứa bánh mì nướng với hàm lượng bột đường cao không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não bộ ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn tâm lý.
Những thực phẩm chế biến này chứa ít chất xơ, làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Trong một nghiên cứu khác, việc thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nhiều chất xơ có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol và huyết áp.
4. Chất béo chuyển hóa
Bệnh tiểu đường mang đến nguy cơ cao hơn đối với nhiều bệnh khác, bao gồm các vấn đề về tim mạch. Cholesterol cao, cũng là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, do đó làm trầm trọng bệnh tiểu đường. Nhưng đó không phải là tất cả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa thực sự có thể làm xấu đi tình trạng kháng insulin, khiến việc điều trị tiền tiểu đường trở nên khó khăn hơn nhiều.
Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bơ mứt các loại, kem. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm chúng vào bánh quy và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời hạn sử dụng.
May mắn là chất béo chuyển hóa đã bị cấm dùng ở hầu hết các quốc gia, và vào năm 2015, FDA đã yêu cầu loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm này tại thị trường Mỹ trong vòng ba năm.
Do đó, khi mua đồ, bạn tránh chọn sản phẩm có cụm từ “hydro hóa một phần” (partially hydrogenated) trong danh sách thành phần.
5. Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên là một vấn đề nghiêm trọng vì chúng cung cấp chất béo và calo và nhanh chóng vào cơ thể của bạn. Thực phẩm chiên khác nhau ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn khác nhau. Ví dụ, khoai tây chiên sẽ tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn gà rán, vì khoai tây chủ yếu là carbohydrate trong khi gà chứa nhiều protein.
6. Rượu
Rượu là thứ mà bạn cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải khi bạn đang chiến đấu với tiền tiểu đường. Các loại rượu khác nhau chứa lượng đường khác nhau và có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng hoặc giảm. Các nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
7. Trái cây sấy khô
Trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin C và kali.
Khi trái cây được sấy khô, quá trình này dẫn đến việc mất nước và các chất dinh dưỡng này có nồng độ cao hơn. Thật không may là hàm lượng đường cũng trở nên nhiều hơn.
Một chén nho tươi chứa khoảng 27g bột đường, bao gồm 1g chất xơ. Ngược lại, một cốc nho khô chứa 115g bột đường, 5g chất xơ.Vì vậy, nho khô có chứa nhiều bột đường gấp 3 lần nho tươi. Các loạitrái cây sấy khôkhác cũng có lượng bột đường cao hơn tương tự như trái cây tươi.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn không cần phải từ bỏ trái cây hoàn toàn. Bạn có thể ăn các loại trái cây ít đường như các loại quả mọng tươi hay một quả táo nhỏ cũng có thể mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, trong khi vẫn giữ được lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp