Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

7 điều cần biết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội

Phân tích

27/02/2019 21:49

Trong ngày 27-28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để bàn về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên chắc chắn đã giảm bớt đi rất nhiều, không còn mối đe doạ về chiến tranh hạt nhân hay xúc phạm cá nhân. Nhưng nhiều tháng sau khi Donald Trump chia sẻ cái bắt tay lịch sử với Kim Jong Un vào tháng 6 năm ngoái, một thoả thuận hạt nhân vẫn chưa rõ ràng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã cho rằng Triều Tiên dừng thử nghiệm tên lửa hạt nhân trong một năm qua là thành công ngoại giao. Bây giờ hai nhà lãnh đạo chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần 2 từ 27-28/2 tại Hà Nội với nhiều vấn đề khó khăn vẫn còn khúc mắc trong lần gặp đầu tiên, bây giờ sẽ được đưa ra bàn luận lại và đưa ra những tuyên bố quan trọng cuối cùng, theo Bloomberg.

7 điều cần biết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội

1. Thỏa thuận nhằm mục đích gì?

Thoả thuận ở hội nghị thượng định lần này hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. 

Hầu hết thế giới muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân - một quá trình thường được gọi là phi hạt nhân hóa. Nhưng Triều Tiên đã liên tục nói rằng họ sẽ không làm như vậy cho đến khi họ không còn cảm thấy phải đối mặt với mối đe dọa từ Mỹ và những nước khác.

Vì vậy, Triều Tiên phải chịu một loạt các biện pháp trừng phạt, ngăn chặn họ giao dịch hoặc tương tác bình thường với thế giới. Cuộc gặp lần này, Triều Tiên muốn đảm bảo nới lỏng các biện pháp trừng phạt đó.

2. Phi hạt nhân hóa đòi hỏi gì?

Để bắt đầu, Mỹ muốn Triều Tiên cung cấp các kho vũ khí, phương tiện và vật liệu phân hạch mà họ đã sản xuất để phục vụ nghiên cứu hạt nhân. Các bước tiếp theo sẽ bao gồm kiểm tra, đóng cửa các cơ sở và phá hủy vũ khí và thậm chí sẽ tiêu huỷ các vật liệu hạt nhân.

Các cuộc đàm phán trong quá khứ không mang lại nhiều kết quả về điều này, khi không thể xác minh rõ ràng liệu đã phá huỷ hay chưa.

3. Triều Tiên muốn gì?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un muốn một lợi ích ngay lập tức, như bãi bỏ các lệnh cấm vận, gỡ bỏ các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên và hợp tác phát triển kinh tế.

Trong một bài phát biểu trên tuyền hình Triều Tiên, ông Kim Jong Un đe doạ sẽ thực hiện một hành động mới, nếu Washington không nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Ông nói bất kỳ thoả thuận nào cũng sẽ làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn, và yêu cầu Seoul không thực hiện các cuộc tập trận.

Và ông Kim Jong Un tin rằng các thoả thuận phi hạt nhân hoá sẽ thành công, chứng tỏ ông ấy đã có những thái độ thân thiện và tích cực hơn trước.

4. Chuyện gì đã xảy ra kể từ hội nghị ở Singapore?

Triều Tiên trao trả các hài cốt của các binh sỹ Mỹ tử trận ở chiến tranh Triều Tiên.
Triều Tiên trao trả các hài cốt của các binh sỹ Mỹ tử trận ở chiến tranh Triều Tiên.

Vào tháng 7, Triều Tiên đã trao trả 55 bộ hài cốt của quân đội Mỹ bị tử trận trong chiến tranh Triều Tiên. Trong khi Kim Jong Un tiếp tục cam kết kiềm chế các vụ thử vũ khí hạt nhân và tháo dỡ các cơ sở thử nghiệm, đó là những động thái mà ông đã cam kết thực hiện trước khi gặp Trump.

Về phía Mỹ, Donald Trump đã đình chỉ hoặc thu hẹp các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc, gọi chúng là những trò chơi chiến tranh đắt tiền. Một khi làm như vậy, ông đã có mâu thuẫn với Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó Jim Mattis, người cho rằng những hành động này là cần thiết để bảo vệ lãnh thổ.

Nhưng chính quyền Trump cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, vì nó tìm cách giữ áp lực vừa phải.

5.Tại sao họ lại gặp nhau tại Việt Nam?

Việt Nam được coi là một địa điểm lý tưởng để tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Trump - Kim lần hai vì nhiều lý do.

Hà Nội có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên, dù là cựu thù với Mỹ và có thể được Mỹ nêu như một ví dụ về chuyện hai quốc gia hợp tác và gạt bỏ những bất đồng trong quá khứ.

Cả Việt Nam và Triều Tiên đều là các nước XHCN - dù Việt Nam nhanh chóng phát triển kinh tế, hai nước vẫn theo chủ nghĩa xã hội.

Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam có thể được Mỹ lấy làm ví dụ để chỉ ra hướng mà Bình Nhưỡng có thể đi theo nếu họ chọn mở cửa.

7 điều cần biết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội

6. Triều Tiên có còn nguy hiểm không?

Trump tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh rằng Triều Tiên không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa. Nguy cơ chiến tranh dường như đã rút đi và đã có một loạt các liên hệ ngoại giao và thư tín cấp thấp chưa từng thấy trong lịch sử.

Nhưng không ai đưa ra một mốc thời gian cụ thể để Triều Tiên chấp dứt phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Pompeo đã thừa nhận trước Thượng viện Mỹ rằng Triều Tiên tiếp tục sản xuất vật liệu phân hạch. Vào tháng 6, ông nói rằng phần lớn phi hạt nhân hóa có thể được hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump vào năm 2020.

7. Tại sao chiến tranh Triều Tiên chính thức kết thúc?

Trên nguyên tắc thì là vậy. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc với thỏa thuận đình chiến nhưng một hiệp ước hòa bình chưa bao giờ được ký kết.

Theo hiệp ước sau chiến tranh, Mỹ vẫn có hơn 23.000 nhân viên quân sự đóng tại Hàn Quốc và thực hiện các cuộc tập trận thường xuyên với quân đội Hàn Quốc.

Một kết quả của hội nghị thượng đỉnh có thể là một tuyên bố hòa bình, một điều mà Kim Jong Un chắc chắn muốn.

Đó sẽ không phải là một hiệp ước hòa bình chính thức mà là cả một quá trình chính trị phức tạp với ý nghĩa thực tiễn to lớn, một động thái mang tính biểu tượng để khiến cả hai nhà lãnh đạo trông có vẻ tốt đẹp hơn trong mắt người dân của họ.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement