Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình

Vĩ mô

24/02/2020 17:23

Theo một kết quả thăm dò doanh nghiệp Nhật Bản của tờ Asian Nikkei Review vừa được công bố gần đây, có tới 53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản trong tháng 1/2020 đạt 1,28 tỷ USD, giảm 26,75% so với tháng 12/2019 và giảm 9,21% so với cùng kỳ.

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu máy móc, thiết bị, công nghệ, điện tử và nguyên liệu cho sản xuất. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 26,45% đạt 340,88 triệu USD, tăng 8,67% so với cùng kỳ. Kế đến là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 23,62% thị phần đạt 304,33 triệu USD, giảm 17,17%. Sắt thép các loại là nhóm cuối cùng trong 3 nhóm có kim ngạch nhập khẩu hàng trăm triệu USD trong tháng đầu năm, với tỷ trọng 8,59%, nhóm này đạt 110,75 triệu USD, giảm 5,91% so với tháng cuối cùng của năm trước nhưng lại tăng 13% so với cùng kỳ.

53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình.
53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình.

Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này trong tháng 1/2020 có kim ngạch tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ. Đặc biệt phải kể đến nhóm điện thoại các loại và linh kiện, tăng 531,55% đạt 13,68 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 145,06% đạt 17,39 triệu USD; quặng và khoáng sản khác tăng 106,38% đạt 1,51 triệu USD…

Theo một kết quả thăm dò doanh nghiệp Nhật Bản của tờ Asian Nikkei Review vừa được công bố gần đây, có tới 53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình, tăng 5% so với năm trước đó. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là sự lựa chọn hàng đầu của DN Nhật Bản tại ASEAN.

Giới doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn đầu tư, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, trong đó lĩnh vực được họ quan tâm là cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, chế tạo linh kiện.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tháng 1 năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/02/2020 của TCHQ) ĐVT: USD

Mặt hàng

T1/2020

So với T12/2019 (%)

T1/2020

So với T1/2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

1.288.679.443

-26,75

1.288.679.443

-9,21

100

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

340.887.130

-18,55

340.887.130

8,67

26,45

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

304.335.335

-25,54

304.335.335

-17,17

23,62

Sắt thép các loại

110.758.822

-5,91

110.758.822

13

8,59

Sản phẩm từ chất dẻo

51.270.506

-25,74

51.270.506

-19,98

3,98

Linh kiện, phụ tùng ô tô

44.005.278

-22,6

44.005.278

-31

3,41

Phế liệu sắt thép

40.919.376

-43,41

40.919.376

42,79

3,18

Vải các loại

39.059.447

-47,66

39.059.447

-28,51

3,03

Kim loại thường khác

36.529.382

41,79

36.529.382

17,71

2,83

Sản phẩm hóa chất

33.945.715

-31,57

33.945.715

1,25

2,63

Sản phẩm từ sắt thép

28.899.945

-36,97

28.899.945

-36,05

2,24

Chất dẻo nguyên liệu

28.118.256

-39,74

28.118.256

-22,2

2,18

Hóa chất

26.050.301

-23,01

26.050.301

-12,91

2,02

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

17.393.393

-11,71

17.393.393

145,06

1,35

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

13.743.015

-51,46

13.743.015

-37,8

1,07

Điện thoại các loại và linh kiện

13.686.041

-23,57

13.686.041

531,55

1,06

Giấy các loại

11.343.963

-42,12

11.343.963

-44,59

0,88

Cao su

10.714.930

-20,74

10.714.930

-9,32

0,83

Sản phẩm từ cao su

10.333.502

-18,06

10.333.502

-13,54

0,8

Hàng thủy sản

9.688.479

-43,18

9.688.479

3,94

0,75

Dây điện và dây cáp điện

8.567.063

-10,99

8.567.063

-24,96

0,66

Sản phẩm từ giấy

7.241.612

-11,82

7.241.612

39,82

0,56

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

6.149.477

-62,08

6.149.477

-44,68

0,48

Sản phẩm từ kim loại thường khác

5.080.615

-32,1

5.080.615

-27,12

0,39

Xơ, sợi dệt các loại

4.982.517

6,9

4.982.517

37,05

0,39

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

3.973.160

-82,57

3.973.160

-73,74

0,31

Sữa và sản phẩm sữa

3.657.381

22,54

3.657.381

44,21

0,28

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

3.599.026

39,57

3.599.026

32,58

0,28

Ô tô nguyên chiếc các loại

2.927.029

-75,2

2.927.029

-81,28

0,23

Dược phẩm

2.783.065

-56,28

2.783.065

-49,72

0,22

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.672.356

-50,43

2.672.356

16,35

0,21

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

2.455.555

-21,94

2.455.555

-13,34

0,19

Quặng và khoáng sản khác

1.518.258

118,74

1.518.258

106,38

0,12

Hàng điện gia dụng và linh kiện

1.383.966

-13,1

1.383.966

-35,98

0,11

Chế phẩm thực phẩm khác

1.185.107

-56,37

1.185.107

-34,8

0,09

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1.046.828

-38,65

1.046.828

-73,4

0,08

Phân bón các loại

738.677

-75,56

738.677

-77,68

0,06

Gỗ và sản phẩm gỗ

434.292

-38,85

434.292

-5,14

0,03

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

351.043

204,21

351.043

17,6

0,03

Hàng hóa khác

56.249.601

-33,86

56.249.601

4,36


MY MY t/h
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement