Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

50 container hải sản ách tắc tại cảng, doanh nghiệp kêu cứu

Phân tích

16/11/2018 15:18

Hầu hết là nguyên liệu hải sản cá ngừ do các doanh nghiệp nhập khẩu về chế biến, nhưng không thể thông quan do quy định kiểm dịch mới.

Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 15/11, có 6 doanh nghiệp hải sản là HAVUCO (Khánh Hòa); BIDIFISCO (Bình Định); HAI NAM Co.,Ltd (Bình Thuận); AMANDA FOODS (Đồng Nai); EVERWIN INDUSTRIAL CO.,LTD (TP.HCM); HIGHLAND DRAGON (Bình Dương) đã đồng loạt phản ánh tới Văn phòng VASEP về việc toàn bộ số container hải sản (chủ yếu là cá ngừ) nhập khẩu đang bị tắc tại cảng từ ngày 3/11.

Ước tính có gần 50 container hàng hải sản vận chuyển về Việt Nam (chủ yếu là cá ngừ), không có được Giấy H/C đang bị ách tại cảng với số tiền lưu công, lưu bãi lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngoài số container đã và đang ách tại cảng, ước tính có gần 200 container đang trên đường về cảng trong tháng 11 và tháng 12/2018 tới.

Nhiều doanh nghiệp thiệt hại vì nguyên liệu nhập về không thể thông quan.
Nhiều doanh nghiệp thiệt hại vì nguyên liệu nhập về không thể thông quan.

Tất cả đều có chung vướng mắc liên quan đến văn bản điều chỉnh việc kiểm dịch nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt được đóng container tại cảng trung chuyển nước ngoài của Cục Thú y, Bộ NN-PTNT.

Đặc thù dòng hàng này bản chất là "cá tàu" (không có Giấy H/C trong hồ sơ yêu cầu) vẫn đang nhập khẩu bình thường trong gần 10 năm qua. 

Ngoài số tiền lưu công, lưu bãi lên tới hàng trăm triệu đồng, một số nhà máy đã ngưng hoạt động và cho công nhân nghỉ làm. Ngoài ra, khách hàng đòi phạt hợp đồng do giao hàng trễ, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài, thiệt hại về lãi suất ngân hàng, không đạt doanh số...

Trước đó, ngày 24/9/2018, Cục Thú y đã gửi  tới các Chi cục Thú y vùng về việc kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công xuất khẩu từ tàu đánh bắt nước ngoài. Sau khi nhận văn bản này, các Chi cục địa phương ngưng kiểm dịch các lô hàng "cá tàu" không có Giấy chứng nhận kiểm dịch.

Yêu cầu khó có thể thực hiện được trong thực tế này đã khiến rất nhiều container của một số doanh nghiệp bị ngưng kiểm dịch phải nằm lưu bãi tại Cảng trong thời gian từ 26/9/2018 – 17/10/2018 (gần 3 tuần).

Theo tính toán sơ bộ số tiền thiệt hại của chỉ 3 doanh nghiệp hội viên VASEP phải trả cho phí lưu cont, lưu bãi trong thời gian này là gần 600 triệu đồng (gần 40 container), chưa kể chất lượng hàng hóa có rủi ro hư hỏng và bị phạt hợp đồng do chậm giao hàng.

Ngày 12/10 Cục Thú y chủ trì cuộc họp với đại diện Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), VASEP và một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đưa ra một số giải pháp.

Ngày 15/10/2018, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã gửi công văn tới Chi cục Thú y các vùng đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kiểm dịch nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt được đóng container tại các cảng trung chuyển nước ngoài.

Theo đó, toàn bộ container hàng thủy sản nhập khẩu bị ách tại cảng do thiếu Giấy chứng nhận kiểm dịch ATTP - HC từ cuối tháng 9/2018 được giải phóng. Với những lô hàng đã cập cảng hoặc đang trên đường về cảng không kịp bổ sung bản sao chụp có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn, Chi cục thú y cũng khẩn trương thực hiện kiểm dịch cho DN để được thông quan.

Nhưng ngày 3/11, Cục Thú y lại ra văn bản điều chỉnh, bắt đầu hiệu lực ngay từ ngày ký (3/11/2018) các lô hàng cập cảng tiếp theo, "Chi cục tổng hợp báo cáo Cục Thú y để Cục báo cáo Bộ NNPTNT xem xét, quyết định".  Điều này đồng nghĩa với việc các lô hàng tương tự sẽ nằm cảng chờ Cục Thú y tổng hợp, báo cáo và xin ý kiến của Bộ NN&PTNT.

Hiện VASEP cũng đã gửi công văn tới Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn kiến nghị giải quyết các vướng mắc trong kiểm dịch nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt vận chuyển bằng container về Việt Nam.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement